Không tố giác người thân có hành vi phạm tội sẽ bị xử lý như thế nào?

Không tố giác người thân có hành vi phạm tội sẽ bị xử lý như thế nào, có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không, để có thể hiểu rõ hơn các vấn đề pháp lý như các yếu tố cấu thành tộ không tố giác tội phạm, hình thức xử phạt như nào mời Quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Luật L24H để biết chi tiết hơn.

Không tố giác người thân có hành vi phạm tội

Không tố giác người thân có hành vi phạm tội

Quy định pháp luật về không tố giác tội phạm

Không tố giác tội phạm là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017): Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.

Căn cứ khởi tố tội không tố giác tội phạm

Bị khởi tố về tội không tố giác tội phạm

Bị khởi tố về tội không tố giác tội phạm

Cấu thành tội phạm là cơ sở quan trọng để xác định tội danh đối với một hành vi trái pháp luật. Theo đó, để một hành vi không tố giác tội phạm trở thành tội phạm thì cần thoả mãn bốn yếu tố cấu thành tội phạm sau:

  • Chủ thể: người nào có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi không tố giác tội phạm. Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 2, 3 Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng hoặc người bào chữa của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm về tội không tố giác tội phạm trừ các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
  • Khách thể: hành vi không tố giác tội phạm xâm phạm đến hoạt động việc điều tra, phát hiện, xử lý tội phạm của cơ quan tiến hành tố tụng và trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm của cơ quan nhà nước.
  • Mặt khách quan: có hành vi dưới dạng không hành động là không tố giác với cơ quan có thẩm quyền về tội phạm đang được chuẩn bị, đang hoặc đã thực hiện.
  • Mặt chủ quan: người thực hiện hành vi với lỗi cố ý, biết rõ việc không tố giác tội phạm sẽ ảnh hưởng đến quan hệ pháp luật mà nhà nước bảo vệ nhưng vẫn mặc cho hậu quả xảy ra, gây khó khăn cho cơ quan nhà nước trong việc xử lý tội phạm.

Căn cứ pháp lý: Điều 12, Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)  .

Không tố giác người thân có hành vi phạm tội sẽ bị xử lý ra sao?

Căn cứ theo quy định Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)quy định về việc xử lý tội không tố giác tội phạm như sau:

  • Người nào biết rõ một trong các tội phạm quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 14 của Bộ luật này đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  • Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.

Như vậy, không tố giác người thân có hành vi phạm tội sẽ có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Hướng xử lý khi người thân phạm tội

Đầu tiên chúng ta cần trao đổi với người thân phạm tội để có thể hiểu rõ nội dung sự việc. Với vai trò là người nhà, chúng ta nên khuyên nhủ, vận động đối tượng ra đầu thú hoặc tự thú, khai báo với cơ quan chức năng để hưởng khoan hồng của pháp luật.

Sau khi đã trao đổi với đối tượng hoặc nhận thấy không thể khuyên nhủ được đối tượng, chúng ta có thể đến cơ quan chức năng để tố giác hoặc tin báo về hành vi của cháu theo quy định tại Điều 144 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, việc tố giác và tin báo có thể thực hiện bằng lời nói hoặc văn bản.

Đầu thú, tự thú có được giảm nhẹ tội?

Được giảm nhẹ tội khi đầu thú

Được giảm nhẹ tội khi đầu thú?

Theo quy định tại Điểm r Khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017):

Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

  • Người phạm tội tự thú;

Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.

Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.

Như vậy, đối với người phạm tội tự thú sẽ thuộc tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Còn đối với hành vi đầu thú thì khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể xem xét là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.

Dưới đây là một số điểm khác biệt giữa đầu thú và tự thú:

Tiêu chí Tự thú Đầu thú
Căn cứ pháp lý Tự thú được quy định tại Điểm h, Khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015; Điều 29, Điều 51  Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Đầu thú được quy định tại Điểm i, Khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.
Khái niệm Tự thú chính là tự mình nhận tội và khai ra hành vi phạm tội của mình. Người nào bị bắt, bị phát hiện về một hành vi phạm tội cụ thể, nhưng trong quá trình điều tra đã tự mình nhận tội và khai ra những hành vi phạm tội khác của mình mà chưa bị phát hiện, thì cũng được coi là tự thú đối với việc tự mình nhận tội và khai ra những hành vi phạm tội của mình mà chưa bị phát hiện. Đầu thú chính là sau khi bị phát hiện, người phạm tội đã tự nguyện ra trình diện và khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình.
Đặc điểm nổi bật Khi người phạm tội tự thú khi chưa ai biết mình phạm tội hoặc đã có người biết hành vi phạm tội nhưng chưa xác định được chủ thể thực hiện hành vi. Người phạm tội đầu thú khi đã có người biết mình thực hiện hành vi phạm tội
Giảm nhẹ trách nhiệm hình sự Tự thú thì sẽ được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Đầu thú thì ngược lại, nó không được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, tuy nhiên trong quá trình điều tra, xét xử việc xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự sẽ tùy thuộc vào quyết định của Tòa án và tùy thuộc vào thái độ sau đó của người đầu thú (thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, lập công chuộc tội…). Việc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải được ghi rõ trong bản án.
Việc miễn trách nhiệm hình sự Đối với người phạm tội ra tự thú có thể được miễn trách nhiệm hình sự nếu:

Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận

Người phạm tội ra đầu thú thì không được miễn trách nhiệm hình sự

Tư vấn người thân không tố giác tội phạm

  • Tư vấn về tội không tố giác tội phạm, các yếu tố cấu thành tội không tố giác tội phạm
  • Tư vấn về hình thức xử lý đối với hành vi không tố giác người thân phạm tội
  • Tư vấn cách xử lý khi có người thân phạm tội
  • Tư vấn về các trường hợp giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
  • Luật sư bào chữa trong các vụ án hình sự.

Trường hợp người thân không tố giác việc phạm tội của người thân họ không phải là điều hiếm gặp, thậm chí đây còn là điều dễ hiểu. Vì vậy dưới góc độ pháp lý, chúng ta cần phải nắm rõ về tội không tố giác tội phạm. Bài viết trên của Luật L24H đã cung cấp một số vấn đề liên quan, nếu Quý khách hàng có nhu cầu cần được tư vấn pháp luật hình sự, vui lòng liên hệ qua  hotline 1900.633.716 để được luật sư hỗ trợ và tư vấn.

Scores: 4.7 (28 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,933 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716