Không thực hiện thủ tục quá cảnh tại cơ quan hải quan phạt bao nhiêu

Không thực hiện thủ tục quá cảnh tại cơ quan hải quan phạt bao nhiêu là vấn đề đáng lưu ý khi thực hiện việc quá cảnh hàng hóa. Hiện nay, hàng hóa quá cảnh phải xin giấy phép tại các cơ quan có thẩm quyền và thủ tục hàng hóa quá cảnh sẽ có sự khác nhau tùy thuộc vào trường hợp hàng hóa quá cảnh đó là gì. Sau đây là những vấn đề cơ bản mà Luật L24H xin cung cấp về vấn đề trên.

quá cảnh hàng hóa

Quá cảnh hàng hóa

 

Quá cảnh hàng hóa là gì?

Theo quy định tại Điều 241 Luật Thương mại 2005 quy định về quá cảnh hàng hóa như sau:

Quá cảnh hàng hóa là việc vận chuyển hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam, kể cả việc trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, thay đổi phương thức vận tải hoặc các công việc khác được thực hiện trong thời gian quá cảnh.

Các trường hợp phải quá cảnh hàng hóa

Trường hợp quá cảnh hàng hóa

Trường hợp quá cảnh hàng hóa

 

  • Trường hợp hàng hóa thuộc sở hữu của thương nhân nước ngoài đi qua lãnh thổ Việt Nam;
  • Trường hợp trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng hóa, thay đổi phương thức vận tải hàng hóa và các công việc liên quan được thực hiện trong thời gian quá cảnh trên lãnh thổ Việt Nam.

Cơ sở pháp lý: Điều 241 Luật Thương mại năm 2005.

Trình tự, thủ tục quá cảnh hàng hóa

Chủ thể thực hiện quá cảnh

  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện dịch vụ quá cảnh hàng hóa;
  • Chủ hàng hóa tự mình thực hiện quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam;
  • Thương nhân nước ngoài được chủ hàng hóa thuê thực hiện quá cảnh hàng hóa.

Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 45 Luật Quản lý ngoại thương năm 2017.

Hồ sơ quá cảnh

Căn cứ theo quy định tại khoản 29 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ban hành ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ Tài chính, hồ sơ quá cảnh bao gồm:

  • Tờ khai vận chuyển độc lập theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 07 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này;
  • Bản kê chi tiết hàng hóa quá cảnh theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 09 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này;
  • Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật (trừ đường bộ): 01 bản chụp;

Trường hợp toàn bộ hàng hóa đã được khai trên Bản lược khai hàng hóa điện tử, nếu người khai hải quan khai mã hồ sơ do cơ quan hải quan thông báo trên Hệ thống e-Manifest tại tiêu chí “Ghi chú 1” thì không phải nộp bản chụp vận đơn trong bộ hồ sơ hải quan;

  • Giấy phép quá cảnh đối với trường hợp hàng quá cảnh phải có giấy phép: 01 bản chính nếu quá cảnh 01 lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu quá cảnh nhiều lần.
  • Giấy thông báo miễn kiểm dịch hoặc Thông báo kết quả kiểm dịch của cơ quan kiểm dịch đạt yêu cầu theo quy định của pháp luật về kiểm dịch hoặc chứng từ kiểm dịch do cơ quan kiểm dịch nước ngoài phát hành và được pháp luật về kiểm dịch công nhận đối với trường hợp hàng quá cảnh phải kiểm dịch: 01 bản chính. Trường hợp pháp luật chuyên ngành không quy định cụ thể bản chính hay bản chụp thì người khai hải quan được nộp bản chụp.

Đối với trường hợp hàng hóa quá cảnh qua đường hàng không quốc tế được đưa vào Việt Nam và đưa ra nước ngoài tại cùng một cảng hàng không quốc tế có dỡ xuống kho, bãi, cảng, hồ sơ bao gồm:

  • Bản kê hàng hóa quá cảnh theo chỉ tiêu thông tin quy định theo mẫu số 08 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này;
  • Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương: 01 bản chụp.
  • Trường hợp toàn bộ hàng hóa đã được khai trên Bản lược khai hàng hóa điện tử, nếu người khai hải quan khai mã hồ sơ do cơ quan hải quan thông báo trên Hệ thống e-Manifest tại tiêu chí “Ghi chú 1” thì không phải nộp bản chụp vận đơn trong bộ hồ sơ hải quan;
  • Giấy phép quá cảnh đối với trường hợp hàng hóa phải có giấy phép theo quy định hiện hành: 01 bản chính nếu quá cảnh 01 lần hoặc 01 bản, chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu quá cảnh nhiều lần.
  • Giấy thông báo miễn kiểm dịch hoặc thông báo kết quả kiểm dịch của cơ quan kiểm dịch đạt yêu cầu theo quy định của pháp luật về kiểm dịch hoặc chứng từ kiểm dịch do cơ quan kiểm dịch nước ngoài phát hành và được pháp luật về kiểm dịch công nhận đối với trường hợp hàng quá cảnh phải kiểm dịch: 01 bản chính. Trường hợp pháp luật chuyên ngành không quy định cụ thể bản chính hay bản chụp thì người khai hải quan được nộp bản chụp.

Đối với trường hợp quá cảnh hàng hóa là vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, hồ sơ đề nghị bao gồm:

  • Văn bản đề nghị quá cảnh hàng hóa nêu rõ mặt hàng (tên hàng, mã HS, số lượng, trị giá); phương tiện vận chuyển; tuyến đường vận chuyển: 1 bản chính.
  • Hợp đồng vận tải: 1 bản chính.
  • Công thư đề nghị của cơ quan có thẩm quyền của nước đề nghị cho hàng hóa quá cảnh gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương: 1 bản chính.

Đối với trường hợp quá cảnh hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa cấm kinh doanh theo quy định pháp luật, hồ sơ đề nghị bao gồm:

  • Văn bản đề nghị quá cảnh hàng hóa nêu rõ mặt hàng (tên hàng, mã HS, số lượng, trị giá); phương tiện vận chuyển; tuyến đường vận chuyển: 1 bản chính.
  • Hợp đồng vận tải: 1 bản chính.
  • Công thư đề nghị của cơ quan có thẩm quyền của nước đề nghị cho hàng hóa quá cảnh gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương: 1 bản chính.

Cơ sở pháp lý: Điều 36 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, khoản 29 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ban hành ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ Tài chính.

Thủ tục quá cảnh

  • Đối với hàng hóa là vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc cho phép quá cảnh.
  • Đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật, Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa.
  • Đối với hàng hóa không thuộc các trường hợp trên thì thủ tục quá cảnh thực hiện tại cơ quan hải quan.

Đối với trường hợp quá cảnh hàng hóa là vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ:

  • Chủ hàng gửi 1 bộ hồ sơ đề nghị quá cảnh hàng hóa trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương.
  • Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu chủ hàng hoàn thiện hồ sơ.
  • Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định của chủ hàng, Bộ Công Thương có văn bản trao đổi ý kiến với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
  • Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trao đổi ý kiến của Bộ Công Thương, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có văn bản trả lời.
  • Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Công Thương có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
  • Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương trả lời chủ hàng bằng văn bản.

Đối với trường hợp quá cảnh hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa cấm kinh doanh theo quy định pháp luật:

  • Chủ hàng gửi 1 bộ hồ sơ đề nghị cho phép quá cảnh theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương.
  • Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương có văn bản gửi chủ hàng yêu cầu hoàn thiện hồ sơ.
  • Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương cấp Giấy phép quá cảnh cho chủ hàng.
  • Trường hợp không cấp Giấy phép quá cảnh, Bộ Công Thương có văn bản trả lời chủ hàng và nêu rõ lý do.
  • Trường hợp bổ sung, sửa đổi Giấy phép, cấp lại do mất, thất lạc Giấy phép, chủ hàng gửi văn bản đề nghị và các giấy tờ liên quan đến Bộ Công Thương. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét điều chỉnh, cấp lại Giấy phép.

Đối với trường hợp không thuộc hai trường hợp kể trên thì thủ tục hải quan như sau:

  • Người khai hải quan khai thông tin Tờ khai vận chuyển độc lập theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 07 Phụ lục II, các Bản kê theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 09, mẫu số 10, mẫu số 11 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này và gửi kèm các chứng từ trong hồ sơ hải quan khác quy định tại điểm b khoản 1 Điều này khi đăng ký Tờ khai vận chuyển độc lập thông qua Hệ thống. Trường hợp Hệ thống gặp sự cố không thực hiện được việc khai vận chuyển hàng hóa qua Hệ thống thì thực hiện theo hướng dẫn tại điểm a khoản 10 Điều 50 Thông tư này. Trường hợp lô hàng phải kiểm tra hồ sơ hải quan (luồng 2) và các chứng từ chưa thực hiện trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan nộp các chứng từ này cho cơ quan hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi để kiểm tra;
  • Cơ quan hải quan phê duyệt tờ khai vận chuyển độc lập và người khai hải quan cung cấp thông tin số Tờ khai vận chuyển độc lập (Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển) cho cơ quan hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi và cơ quan hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến để thực hiện niêm phong, kiểm tra niêm phong, kiểm tra thực tế hàng hóa, giám sát hàng hóa tại nơi vận chuyển đi và vận chuyển đến;
  • Người khai hải quan xuất trình hàng hóa để cơ quan hải quan thực hiện niêm phong (nếu có), kiểm tra thực tế trong trường hợp lô hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật theo yêu cầu của cơ quan hải quan;
  • Người khai hải quan khai bổ sung Tờ khai vận chuyển độc lập theo quy định (nếu có).

Cơ sở pháp lý: khoản 29 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ban hành ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ Tài chính, Điều 35, Điều 36 Nghị định 69/2018/NĐ-CP.

>>> Xem thêm: Quy trình làm thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa

 Mức phạt khi không thực hiện thủ tục quá cảnh tại cơ quan hải quan

Mức phạt khi không thực hiện quá cảnh

Mức phạt khi không thực hiện quá cảnh

Căn cứ tại Điều 21 Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với việc không thực hiện thủ tục quá cảnh như sau:

  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi chuyển khẩu hàng hóa phải có giấy phép mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
  • a) Quá cảnh hàng hóa theo quy định phải có giấy phép mà không có giấy phép;
  • b) Chuyển khẩu hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, hàng chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam mà không có giấy phép theo quy định.
  • Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi chuyển khẩu hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm kinh doanh chuyển khẩu, tạm ngừng kinh doanh chuyển khẩu.

Đồng thời, người vi phạm còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 Điều này, trừ tang vật vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại các điểm b, c khoản 5 Điều này.

Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

  • Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất tại cửa khẩu nhập tang vật vi phạm hành chính trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, trừ tang vật vi phạm là hàng hóa bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm c khoản 5 Điều này;Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất tại cửa khẩu nhập tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
  • Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính là văn hoá phẩm có nội dung độc hại; sản phẩm văn hóa thuộc diện cấm phổ biến, cấm lưu hành hoặc đã có quyết định đình chỉ phổ biến, đình chỉ lưu hành; xuất bản phẩm thuộc diện cấm phổ biến, cấm lưu hành tại Việt Nam đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
  • Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

Từ quy định trên có thể thấy nếu không có giấy phép mà thực hiện quá cảnh hàng hóa sẽ chịu phạt từ 10.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, người vi phạm còn buộc phải đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc phải tiêu hủy đối với trường hợp tang vật là văn hóa phẩm nội dung độc hại bị cấm lưu hành, xuất bản. Buộc nộp lại số tiền bằng giá trị tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật.

Tư vấn về thực hiện thủ tục quá cảnh tại cơ quan hải quan

  • Luật sư hỗ trợ thực hiện thủ tục quá cảnh tại hải quan;
  • Luật sư tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến quá cảnh hàng hóa;
  • Luật sư nhận ủy quyền làm việc với các cơ quan chức năng;
  • Các vấn đề có liên quan khác.

Quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ nước khác không còn là một việc quá xa lạ trong thời đại toàn cầu hóa như hiện nay. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào các thương nhân nước ngoài khi quá cảnh lại cũng thực hiện thủ tục quá cảnh đúng như quy định của pháp luật. Do đó, vấn đề xử phạt đối với trường hợp không thực hiện thủ tục quá cảnh tại cơ quan hải quan là một vấn đề đáng quan tâm. Nếu trong quá trình tìm hiểu còn có vấn đề cần giải đáp và cần tư vấn sử dụng Dịch vụ tư vấn thủ tục hải quan, Quý bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp đến số điện thoại 1900.633.716 để được luật sư hành chính tư vấn giải đáp nhanh chóng, chính xác.

Scores: 4.7 (24 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,816 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716