Không giúp người trong tình trạng nguy hiểm tính mạng có phải tội phạm

Không giúp người trong tình trạng nguy hiểm tính mạng có phải tội phạm là câu hỏi mà nhiều người quan tâm bởi ngày nay nhiều người có hành vi thờ ơ không giúp đỡ người đang trong tình trạng nguy hiểm. Bài viết dưới đây của Luật L24H sẽ cung cấp đến quý bạn đọc những vấn đề pháp lý liên quan đến tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

Tội không giúp người trong tình trạng nguy hiểm tính mạng

Tội không giúp người trong tình trạng nguy hiểm tính mạng

Thế nào là không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng ?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 132 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng như sau:

Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Theo đó, tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là hành vi thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng mặc dù có điều kiện cứu mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả là người đó chết.

Cấu thành tội không cứu giúp người trong tình trạng nguy hiểm tính mạng

Các yếu tố cấu thành tội phạm

Các yếu tố cấu thành tội phạm

Chủ thể

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 132 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng có hai khung hình phạt trong đó khung hình phạt cơ bản là tội ít nghiêm trọng, khung hình phạt tăng nặng là tội nghiêm trọng.

Do đó, chủ thể của tội phạm này là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi từ 16 trở lên và có đủ năng lực hành vi dân. Ngoài ra, cũng theo quy định tại Khoản 2 còn có một loại chủ thể là chủ thể đặc biệt là người mà theo pháp luật hoặc nghề nghiệp quy định phải có nghĩa vụ cứu giúp.

>>> Xem thêm: Chủ thể là gì?

Khách thể

Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đã gián tiếp xâm phạm đến tính mạng của người khác. Do đó khách thể trực tiếp của tội phạm này là quyền được sống, được tôn trọng và bảo vệ tính mạng. Trong trường hợp này, người phạm tội đã không tuân thủ xử sự cứu giúp người khi họ đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

>>> Xem thêm: Khách thể là gì?

Mặt chủ quan

Các yếu tố cấu thành tội phạmLỗi của người phạm tội là lỗi cố ý gián tiếp. Ở đây người phạm tội nhận thức được hành vi không cứu giúp của mình là nguy hiểm, thấy được hậu quả chết người có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng để mặc cho hậu quả chết người xảy ra.

Mặt khách quan

Hành vi:

Để xác định đúng hành vi không cứu giúp người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng tuy có điều kiện dẫn đến hậu quả người đó chết, cần làm rõ một số chi tiết:

  • Người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là người mà tính mạng của họ đang trực tiếp bị đe dọa, tình trạng nguy hiểm đang diễn ra hết sức khẩn cấp, tự thân nạn nhân không khắc phục được đòi hỏi phải có sự cứu giúp kịp thời của người khác. Nếu không có sự cứu giúp hoặc không cứu giúp kịp thời thì có thể dẫn đến sự nguy hại cho tính mạng của nạn nhân.
  • Dấu hiệu “thấy” người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là việc người phạm tôi ý thức được nạn nhân và tình trạng nguy hiểm của nạn nhân bằng các cách khác nhau như nhìn thấy, nghe thấy hay cảm nhận được tín hiệu về tình trạng nguy hiểm đối với nạn nhân bằng trí thức khoa học, kinh nghiệm bản thân.
  • Người phạm tội là người có điều kiện cứu giúp, ngăn chặn hậu quả chết người mà đã không cứu giúp. Điều kiện ở đây được hiểu là khả năng của bản thân cũng như các điều kiện hoàn cảnh cụ thể bên ngoài hoàn toàn cho phép người phạm tội có khả năng cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, việc cứu giúp không gây nguy hiểm cho bản thân và những người khác nhưng người phạm tội đã không cứu giúp.
  • Trường hợp người có điều kiện cứu giúp và đã cố gắng thực hiện hành vi cứu giúp nạn nhân nhưng hành vi mà họ thực hiện không phù hợp hoặc không có hiệu quả hoặc trường hợp tuy người đó không cứu giúp nạn nhân nhưng vì một nguyên nhân nào đó nạn nhân không chết.

Hậu quả:

  • Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là tội có cấu thành vật chất hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.
  • Mối quan hệ nhân quả:
  • Nếu người bị nạn chưa chết mặc dù bị thương tích rất nặng thì cũng không đủ yếu tố cấu thành tội phạm này. Giữa hành vi không cứu giúp và hậu quả chết người phải có quan hệ nhân quả với nhau thì mới cấu thành tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

Tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng bị xử lý hình sự thế nào?

Xử lý hình sự

Xử lý hình sự

Theo điều 132 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng như sau:

Người nào thấy người khác đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 01 đến 05 năm:

  • Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;
  • Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.

Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 đến 07 năm.

Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 đến 05 năm.

Như vậy, để xem xét trách nhiệm hình sự của một người thì cần thận trọng xem xét nhiều yếu tố cần thiết. Trên thực tế, trường hợp để khởi tố được thì phải chứng minh được hành vi của người tuy có điều kiện mà không cứu giúp thì cũng không hề đơn giản. Việc thu thập đầy đủ chứng cứ để chứng minh cá nhân tổ chức nào đó có điều kiện là tương đối khó. Có thể làm được nếu chúng ta thu thập đầy đủ như ghi âm, ghi hình và những người làm chứng khác, nếu các tài liệu này phù hợp với nhau chúng ta có thể khởi tố hành vi của người nào đó.

Tư vấn về tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng

  • Tư vấn các yếu tố cấu thành tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
  • Tư vấn khung hình phạt về tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
  • Đưa ra lưu ý và lời khuyên cho khách hàng trong từng trường hợp cụ thể
  • Luật sư bào chữa tư vấn xin giảm nhẹ tội và các phương án khác phụ thuộc vào từng hồ sơ vụ án, khách hàng và sự thật khách quan của vụ việc

Trên thực tế, cùng là một tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng nhưng với những tình tiết khác nhau cũng sẽ dẫn đến những khung hình phạt khác nhau. Vì thế, việc tham khảo ý kiến của người có chuyên môn là việc cần thiết. Các Luật sư hình sự của Luật L24H sẵn sàng hỗ trợ tư vấn qua hotline 1900.633.716 . Luật sư tư vấn miễn phí24/24.

Scores: 4.81 (24 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,914 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716