Thủ tục khiếu nại quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Khiếu nại Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là một trong những quyền của đương sự khi lợi ích của mình bị xâm phạm. Tuy nhiên để khiếu nại về quyết định này đương sự phải có đầy đủ các căn cứ. Ngoài ra, đương sự cũng có thể khiếu nại về việc thay đổi, hủy bỏ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Để có những thông tin rõ hơn xoay quanh về quyết định này có thể tham khảo bài viết của tôi dưới đây.

Khiếu nại quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Khiếu nại quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Biện pháp khẩn cấp tạm thời

Điều kiện làm phát sinh biện pháp khẩn cấp tạm thời

Biện pháp khẩn cấp tạm đều có thể được áp dụng trong Tố tụng Hành chính và Tố tụng dân sự với những điều kiện phát sinh giống nhau và khác nhau nhất định và được quy định tại Điều 66 Luật Tố tụng Hành chính 2015 và Điều 111 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, bao gồm:

Có căn cứ để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án

Hoặc trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra

Ngoài ra, đối với mỗi biện pháp khẩn cấp tạm tạm thời cụ thể thì có những điều kiện áp dụng nhất định. Ví dụ:

  • Đối với biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định tại Điều 116 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 ngoài một trong hai điều kiện kể trên, biện pháp này còn phải đáp ứng hai điều kiện: thứ nhất, việc giải quyết vụ án có liên quan đến yêu cầu cấp dưỡng và xét thấy yêu cầu đó là có căn cứ; thứ hai, nếu không thực hiện trước ngay một phần nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của người được cấp dưỡng.
  • Hoặc đối với biện pháp khẩn cấp tạm thời tạm dừng việc thực hiện hành vi hành chính quy định tại Điều 70 Luật Tố tụng Hành chính 2015 được áp dụng khi: có căn cứ cho rằng việc tiếp tục thực hiện hành vi hành chính sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng không thể khắc phục.

Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời

Việc thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Tố tụng Hành chính và Tố tụng dân sự là giống nhau, được quy định tại khoản 1 Điều 74 luật Tố tụng Hành chính 2015 và Điều 137 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau: thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời khi khi biện pháp khẩn cấp tạm thời đang áp dụng không còn phù hợp mà cần thiết phải thay đổi hoặc áp dụng bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời khác

Quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

Căn cứ vào khoản 1 Điều 138 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và khoản 2 Điều 74 Luật Tố tụng Hành chính 2015 các trường hợp hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời bao gồm:

Tố tụng dân sự

  • Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị hủy bỏ;
  • Người phải thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nộp tài sản hoặc có người khác thực hiện biện pháp bảo đảm thi hành nghĩa vụ đối với bên có yêu cầu;
  • Nghĩa vụ dân sự của bên có nghĩa vụ chấm dứt theo quy định của Bộ luật Dân sự;
  • Việc giải quyết vụ án được đình chỉ theo quy định của Bộ luật này;
  • Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng theo quy định của Bộ luật này;
  • Căn cứ của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không còn;
  • Vụ việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
  • Các trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện theo quy định của Bộ luật này.

Tố tụng Hành chính

  • Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng;
  • Căn cứ của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không còn;
  • Vụ án đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
  • Các trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện theo quy định của Luật này;
  • Vụ án được đình chỉ theo quy định tại Điều 143 của Luật này.

Quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

Quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

Căn cứ khiếu nại Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

  • Đối với Tố tụng dân sự: Căn cứ vào Điều 140 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 khi đương sự có căn cứ về quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đáp ứng đầy đủ các điều kiện tại Điều 111 và các điều kiện cụ thể đối với từng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhất định thì đương sự có quyền khiếu nại với Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án
  • Đối với Tố tụng Hành chính cũng tương tự như Tố tụng dân sự, đương sự cũng có quyền khiếu nại quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời lên Chánh án Tòa án khi quyết định đó không đáp ứng điều kiện tại Điều 66 Luật Tố tụng hành chính 2015 và các điều kiện cụ thể với các biện pháp khẩn cấp tạm thời nhất định. Cơ sở pháp lý: Điều 76 Luật Tố tụng hành chính 2015

Trình tự, thủ tục khiếu nại Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Hồ sơ khiếu nại

  • Đơn khiếu nại quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
  • Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
  • Tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền khiếu nại của mình có căn cứ và hợp pháp

Thủ tục khiếu nại

  1. Bước 1: Gửi đơn khiếu nại đến Chánh án Tòa án Nhân dân đang giải quyết vụ án về quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
  2. Bước 2: Chánh án Tòa án Nhân dân xem xét, giải quyết khiếu nại của người khiếu nại trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại
  3. Bước 3: Quyết định giải quyết khiếu nại của Chánh án là quyết định cuối cùng và phải được cấp hoặc gửi ngay cho người có yêu cầu, người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và Viện kiểm sát cùng cấp.

Cơ sở pháp lý: Điều 140, 141 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015; Điều 76,77 Luật Tố tụng Hành chính 2015

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại

Căn cứ vào Điều 141 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015; Điều 76 Luật Tố tụng Hành chính 2015 thẩm quyền giải quyết khiếu nại như sau:

  • Trước khi mở phiên tòa, thẩm quyền giải quyết khiếu nại thuộc về Chánh án tòa đang giải quyết vụ án. Quyết định giải quyết khiếu nại của Chánh án là quyết định cuối cùng.
  • Tại phiên tòa, việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử. Quyết định giải quyết khiếu nại của Hội đồng xét xử là quyết định cuối cùng.

Luật sư hướng dẫn về cách khiếu nại Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

  • Tư vấn điều kiện áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
  • Tư vấn thẩm quyền hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
  • Tư vấn căn cứ để khiếu nại Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
  • Hỗ trợ trong việc chuẩn bị hồ sơ khiếu nại
  • Đại diện theo ủy quyền thực hiện một số công việc liên quan đến khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền

Trên đây là một số thông tin liên quan đến biện pháp khẩn cấp tạm thời cũng như là về trình tự, thủ tục khiếu nại Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Nếu quý đọc giả có bất kỳ về sự thắc mắc hay gặp khó khăn nào liên quan đến vấn đề pháp lý trên, cần luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến thì có thể liên hệ qua Hotline: 1900.633.716 để được tư vấn nhanh chóng và kịp thời miễn phí.

Scores: 4.6 (23 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,925 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716