Khi nào thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu?

Khi nào thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu là thắc mắc của hầu hết các cặp vợ chồng về vấn đề thỏa thuận đối với tài sản chung trước hoặc sau khi kết hôn, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ chồng theo quy định pháp luật về hôn nhân gia đình. Dù vậy, trên thực tế vẫn xảy ra các tranh chấp dẫn đến thỏa thuận này bị vô hiệu. Bài viết dưới đây của Luật L24H sẽ trình bày rõ hơn về vấn đề này.

Quy định pháp luật về thỏa thuận chế độ tài sản vợ chồng bị vô hiệu 

Quy định pháp luật về thỏa thuận chế độ tài sản vợ chồng bị vô hiệu

Chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật hiện hành

Chế độ tài sản của vợ chồng được hiểu là những quy định pháp luật quy định cụ thể về phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng.

Theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình năm 2014, có hai cách thức xác lập chế độ tài sản của vợ chồng gồm chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định và chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận.

Chế độ tài sản theo luật định

Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được áp dụng trong trường hợp vợ chồng không lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận hoặc có thoả thuận về chế độ tài sản nhưng thỏa thuận này bị Tòa án tuyên bố vô hiệu theo quy định tại Điều 50 của Luật Hôn nhân và gia đình (Điều 7 Nghị định 126/2014/NĐ-CP). Theo đó, việc thực hiện chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định quy định cụ thể tại các điều từ Điều 33 đến Điều 46 và Điều 59 đến Điều 64 của LHNGĐ 2014.

Thêm vào đó, Nghị định số 126/2014/NĐ-CP cũng quy định chi tiết hơn về nguyên tắc đối với chế độ tài sản của vợ chồng như sau:

Đối với tài sản chung của vợ chồng (các Điều 9, Điều 12, Điều 13)

  • Thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân: từ các khoản tiền trúng thưởng, xổ số, trợ cấp, tài sản của vợ chồng bị chôn giấu, đánh rơi, bỏ quên… (Điều 9)
  • Đăng ký tài sản chung của vợ chồng: thể hiện ở Điều 34 LHNGĐ như quyền sử dụng đất, quyền sở hữu. (Điều 12)
  • Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận. Tuy nhiên, nếu nhằm đáp ứng nhu cầu cần thiết của gia đình thì được coi là bên còn lại đã đồng ý trừ quy định khoản 2, Điều 35 LHNGĐ 2014. (Điều 13)

Đối với tài sản riêng của vợ chồng (Điều 11, 12)

  • Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng: là sản vật có trong tự nhiên, lợi tức khai thác được phát sinh từ tài sản riêng của mình. (Điều 10)
  • Tài sản riêng khác của vợ, chồng theo quy định của pháp luật: quyền sở hữu trí tuệ, khoản trợ cấp ưu đãi từ người có công với cách mạng, quyền tài sản được công nhận từ bản án của Tòa án(Điều 11)

Vậy, chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định bao gồm tài sản chung và tài sản riêng

Chế độ tài sản theo thỏa thuận

Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập vào thời điểm kể từ ngày đăng ký kết hôn theo Điều 47 LHNGĐ. Bên cạnh đó, việc thực hiện chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được quy định tại các Điều 47, 48, 49, 50 và Điều 59 của LHNGĐ 2014.

Ngoài ra, Điều 15 Nghị định 126/2014/NĐ-CP có quy định về Trường hợp lựa chọn áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì vợ chồng có thể thỏa thuận về xác định tài sản theo một trong các nội dung sau đây:

  • Tài sản giữa vợ và chồng bao gồm tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng;
  • Giữa vợ và chồng không có tài sản riêng của vợ, chồng mà tất cả tài sản do vợ, chồng có được trước khi kết hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc tài sản chung;
  • Giữa vợ và chồng không có tài sản chung mà tất cả tài sản do vợ, chồng có được trước khi kết hôn và trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc sở hữu riêng của người có được tài sản đó;
  • Xác định theo thỏa thuận khác của vợ chồng.

Như vậy, có hai cách thức để xác lập chế độ tài sản chung đối với vợ chồng đó là chế độ tài sản theo thỏa thuận và theo quy định của pháp luật.

>>>Xem thêm: Phân biệt tài sản riêng, tài sản chung vợ chồng

Khi nào thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu?

Chế độ tài sản chung vợ chồng theo thỏa thuận chính là giao dịch dân sự. Vậy, để thỏa thuận về chế độ tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 117 BLDS 2015 như sau:

  • Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự;
  • Chủ thể tham gia hoàn toàn tự nguyện;
  • Nội dung và mục đích không vi phạm điều cấm của luật và trái đạo đức xã hội;
  • Về hình thức được quy định tại luật định nếu có. Theo đó, tại Điều 47 LHNGĐ 2014 nêu rõ thì thỏa thuận phải được xác lập trước khi kết hôn, với hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực.

Tuy nhiên, đối với thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng sẽ bị tòa án tuyên vô hiệu nếu như thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

  • Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan;
  • Vi phạm một trong các quy định tại Điều 29, 30, 31, 32 của Luật Hôn nhân gia đình
  • Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền cấp dưỡng, quyền được thừa kế, quyền lợi ích hợp pháp khác của cha mẹ con là thành viên khác của gia đình.

(Điều 50 LHNGĐ 2014)

Như vậy, thỏa thuận về chế độ tài sản chung vợ chồng có hiệu lực cần phải tuân theo điều kiện nhất định quy định tại BLDS và các luật khác. Nếu không đáp ứng theo những điều kiện này thì giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của vợ chồng theo thỏa thuận bị vô hiệu.

Chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu

Chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu

Thủ tục xem xét thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu

Căn cứ Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP quy định về thủ tục xem xét thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu như dưới đây:

  • Vợ chồng đã thỏa thuận về chế độ tài sản hoặc người bị xâm phạm, người giám hộ của người bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp do có thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng thì có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu, nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Hôn nhân gia đình 2014.
  • Trường hợp Tòa án đang giải quyết vụ việc dân sự có liên quan đến nội dung thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng mà có yêu cầu tòa án xem xét thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng vô hiệu thì Tòa án phải xem xét quyết định, nội dung khái niệm về chế độ tài sản của chồng liên quan đến phát triển tranh chấp có bị vô hiệu hay không.
  • Trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu một phần hoặc toàn bộ thì Tòa án tỉnh tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu một hoặc toàn bộ trong bản án quyết định để làm cơ sở giải quyết quyền, nghĩa vụ các bên.

Vậy, thủ tục để xem xét thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự

>>>Xem thêm:: Tài sản chung vợ chồng có được phân chia để thi hành án

Tư vấn phân chia tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Cùng với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân của đội ngũ luật sư tại Luật L24H, quý khách hàng có thể được cung cấp các dịch vụ của chúng tôi như sau:

  • Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng sau khi ly hôn;
  • Cách thức chia tài sản khi vợ chồng cùng chung sống với nhau;
  • Cách thức chia tài sản sau khi ly hôn như tài sản chung, tài sản riêng, nghĩa vụ trả nợ.

luật sư tư vấn phân chia chế độ tài sản vợ chồng

Liên hệ luật sư tư vấn phân chia chế độ tài sản vợ chồng

>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn

Xem thêm: Dịch vụ soạn thảo văn bản thỏa thuận tài sản tiền hôn nhân

Như vậy, thỏa thuận về chế độ tài sản chung của vợ chồng có thể bị vô hiệu nếu như không đáp ứng những điều kiện nhất định theo quy định pháp luật. Trên đây là bài viết pháp lý của Luật L24H trình bày quy định pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng và trường hợp thỏa thuận chế độ tài sản vợ chồng bị vô hiệu. Nếu có những thắc mắc về vấn đề trên, quý khách có thể liên hệ Luật sư hôn nhân gia đình qua hotline 1900.633.716 để nhận được sự tư vấn miễn phí, hỗ trợ tận tình từ chúng tôi nhé.

Scores: 4.5 (19 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,925 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716