Khi nào được miễn nghĩa vụ bảo lãnh hợp đồng vay vốn là vấn đề đang được quan tâm khi các bên tham gia vào hợp đồng bảo lãnh. Bên cạnh quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bảo lãnh, pháp luật dân sự đồng thời cũng quy định vấn đề miễn nghĩa vụ. Sau đây Luật L24H sẽ cung cấp cho bạn đọc những quy định xoay quanh vấn đề này.
Miễn nghĩa vụ bảo lãnh hợp đồng vay
Quy định về bảo lãnh hợp đồng vay
Trong hợp đồng dân sự, bảo lãnh là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và được quy định tại Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015 được ban hành ngày 24/11/2015. Cụ thể tại Điều 335 BLDS 2015 quy định về bảo lãnh:
- Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
- Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Về vấn đề phạm vi bảo lãnh, phạm vi bảo lãnh có thể hiểu là giới hạn của việc thực hiện nghĩa vụ mà bên bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện thay cho bên được bảo lãnh. Phạm vi bảo lãnh có thể hẹp hoặc rộng tùy theo sự lựa chọn của các bên, có thể bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ. Khoản 2 Điều 336 BLDS 2015 quy định: Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.Theo đó, nghĩa vụ bảo lãnh số tiền phát sinh trên cũng sẽ được các bên thỏa thuận.
Tại khoản 3 Điều 336 BLDS 2015: Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Theo đó bên bảo lãnh có thể cầm cố, thế chấp, đặt cọc,… để đảm bảo chủ thể bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của họ. Nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có thể xử lý tài sản.
Mẫu hợp đồng bảo lãnh
Nghĩa vụ của bên bảo lãnh khi bên vay mất khả năng thanh toán
Bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên cần lưu ý:
- Bên nhận bảo lãnh không được yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi nghĩa vụ chưa đến hạn.
- Bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bên nhận bảo lãnh có thể bù trừ nghĩa vụ với bên được bảo lãnh.
CSPL: Điều 339 BLDS 2015.
>>> Tham khảo thêm: Bảo lãnh cho người khác vay vốn có phải trả nợ thay?
Khi nào được miễn nghĩa vụ bảo lãnh hợp đồng vay
Theo quy định tại Điều 341 BLDS 2015, có 03 trường hợp miễn việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm:
- Trường hợp bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh mà bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh thì bên được bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác. Theo đó, bên nhận bảo lãnh có quyền miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho bên bảo lãnh vì một hay nhiều nguyên nhân nào đó. Khi bên bảo lãnh được miễn thực hiện nghĩa vụ coi như nghĩa vụ không còn và không thể tiếp tục yêu cầu bên được bảo lãnh tiếp tục nghĩa vụ đó.
- Trường hợp chỉ một trong số nhiều người cùng bảo lãnh liên đới được miễn việc thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình thì những người khác vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của họ. Nếu trong trường hợp bên nhận bảo lãnh chỉ miễn thực hiện nghĩa vụ cho một người vì lý do nào đó, thì phần nghĩa vụ của người đó không còn, việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh chỉ tương ứng với phần nghĩa vụ họ bảo lãnh còn lại và không bao gồm nghĩa vụ của người được miễn.
- Trường hợp một trong số những người nhận bảo lãnh liên đới miễn cho bên bảo lãnh không phải thực hiện phần nghĩa vụ đối với mình thì bên bảo lãnh vẫn phải thực hiện phần nghĩa vụ còn lại đối với những người nhận bảo lãnh liên đới còn lại. Trường hợp nếu một trong số những người nhận bảo lãnh liên đới miễn cho bên bảo lãnh không phải thực hiện phần nghĩa vụ đối với mình thì coi như nghĩa vụ đối với người đó không còn, nhưng nghĩa vụ đối với những người nhận bảo lãnh khác không mất đi, bên bảo lãnh vẫn tiếp tục thực hiện nghĩa vụ đối với những người liên đới còn lại để đảm bảo quyền lợi cho họ.
Nghĩa vụ bảo lãnh trong hợp đồng vay chấm dứt khi nào?
Việc chấm dứt bảo lãnh được quy định tại Điều 343 BLDS 2015 gồm 04 trường hợp sau:
- Nghĩa vụ được bảo lãnh chấm dứt.
- Việc bảo lãnh được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
- Bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
- Theo thỏa thuận của các bên.
Tư vấn về hợp đồng bảo lãnh
Tư vấn hợp đồng bảo lãnh vay vốn
- Tư vấn các vấn đề phát sinh khi tham gia bảo lãnh.
- Hướng dẫn thực hiện các biện pháp bảo đảm.
- Hướng dẫn lập hợp đồng bảo lãnh.
- Tư vấn rủi ro khi tham gia hợp đồng bảo lãnh vay.
- Hướng dẫn, hỗ trợ giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng bảo lãnh khoản vay
>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng
Tóm lại, Luật L24H đã cung cấp các quy định khi các bên tham gia vào hợp đồng bảo lãnh như phạm vi bảo lãnh, các biện pháp bảo đảm, các trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo lãnh. Bên cạnh đó còn phân tích một cách cụ thể 03 trường hợp được miễn nghĩa vụ bảo lãnh hợp đồng vay. Nếu bạn đọc còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến vấn đề bảo lãnh hợp đồng cần Luật sư tư vấn hợp đồng hỗ trợ tư vấn trực tuyến miễn phí vui lòng liên hệ qua website Luật L24H hoặc gọi trực tiếp đến hotline 1900.633.716 để được luật sư chuyên môn hỗ trợ kịp thời hiệu quả nhất. Xin cảm ơn.