IPO là gì? Điều kiện và thủ tục tiến hành doanh nghiệp IPO

IPO là gì? Điều kiện và thủ tục tiến hành doanh nghiệp IPO là một trong những câu hỏi được doanh nghiệp Việt Nam quan tâm khi muốn huy động vốn từ bên ngoài nhằm tăng hoạt động kinh doanh và các nguồn thu, lợi ích khác cho doanh nghiệp cũng như hạn chế nhiều rủi ro nhất. Bài viết dưới đây của Luật L24H sẽ cung cấp những vấn đề pháp lý về vấn đề này theo quy định của pháp luật.

thủ tục tiến hành doanh nghiệp IPO

Điều kiện, thủ tục tiến hành doanh nghiệp IPO

IPO là gì?

  • IPO là cụm từ viết tắt của Initial Public Offering, dịch ra tiếng việt có nghĩa là “lần đầu tiên phát hành ra công chúng”. Sau khi phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng, một công ty cổ phần sẽ trở thành công ty cổ phần đại chúng (hay công ty đại chúng) và nhà đầu tư có thể dễ dàng mua cổ phiếu của họ trên sàn giao dịch chứng khoán.
  • Hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng bao gồm chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng, chào bán thêm cổ phiếu hoặc quyền mua cổ phần ra công chúng và các hình thức khác. Do đó, chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng là một trong các hình thức chào bán chứng khoán được pháp luật ghi nhận.

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 14 Luật Chứng khoán 2019

Điều kiện thực hiện IPO

Điều kiện chung

Chào bán chứng khoán ra công chúng là việc chào bán chứng khoán theo một trong các phương thức sau đây:

  • Chào bán thông qua phương tiện thông tin đại chúng;
  • Chào bán cho từ 100 nhà đầu tư trở lên, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;
  • Chào bán cho các nhà đầu tư không xác định.

Cơ sở pháp lý: khoản 19 Điều 4 Luật chứng khoán 2019

Điều kiện riêng

  • Mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
  • Hoạt động kinh doanh của 02 năm liên tục liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán;
  • Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu được Đại hội đồng cổ đông thông qua;
  • Tối thiểu là 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành phải được bán cho ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn; trường hợp vốn điều lệ của tổ chức phát hành từ 1.000 tỷ đồng trở lên, tỷ lệ tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành;
  • Cổ đông lớn trước thời điểm chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của tổ chức phát hành phải cam kết cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% vốn điều lệ của tổ chức phát hành tối thiểu là 01 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán;
  • Tổ chức phát hành không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích;
  • Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng, trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán;
  • Có cam kết và phải thực hiện niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán;
  • Tổ chức phát hành phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu của đợt chào bán.

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 15 Luật chứng khoán 2019.

Thủ tục tiến hành doanh nghiệp IPO

Thủ tục tiến hành doanh nghiệp IPO

Thủ tục tiến hành doanh nghiệp IPO ở Việt Nam

Hồ sơ cần chuẩn bị

  • Giấy đăng ký chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng theo Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 155/2020/NĐ-CP;
  • Bản cáo bạch theo quy định tại Điều 19 Luật chứng khoán 2019 ;
  • Điều lệ của tổ chức phát hành;
  • Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành, phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán và văn bản cam kết niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán;
  • Văn bản cam kết đáp ứng quy định tại điểm d và điểm e khoản 1 Điều 15 của Luật này;
  • Văn bản cam kết của các cổ đông lớn trước thời điểm chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của tổ chức phát hành về việc cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% vốn điều lệ của tổ chức phát hành tối thiểu là 01 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán;
  • Hợp đồng tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng với công ty chứng khoán;
  • Văn bản xác nhận của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu của đợt chào bán;
  • Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có)

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 18 Luật chứng khoán 2019, Điều 11 Nghị định 155/2020/NĐ-CP

Thủ tục thực hiện

  1. Nộp hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng tới Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
  2. Sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng theo quy định tại Điều 22 Luật Chứng khoán và quy định tại Nghị định 155/2020/NĐ-CP.
  3. Gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước 06 Bản cáo bạch chính thức để hoàn thành thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng.
  4. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng.
  5. Công bố Bản thông báo phát hành
  6. Phân phối chứng khoán theo quy định tại Điều 26 Luật Chứng khoán.
  7. Gửi Báo cáo kết quả đợt chào bán kèm theo xác nhận của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi mở tài khoản phong tỏa về số tiền thu được từ đợt chào bán cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và công bố thông tin trên trang thông tin điện tử của tổ chức phát hành, cổ đông đăng ký chào bán là tổ chức (nếu có), Sở giao dịch chứng khoán về kết quả đợt chào bán.

Cơ sở  pháp lý: Điều 41 Nghị định 155/2020/NĐ-CP

Rủi ro khi tiến hành doanh nghiệp IPO

Rủi ro khi tiến hành doanh nghiệp IPO

Rủi ro khi tiến hành IPO

  • Để có được nguồn vốn đáng kể về cho doanh nghiệp phải chịu các rủi ro như nếu có sai sót, người đứng đầu có thể mất quyền điều hành và kiểm soát kinh doanh.
  • Những bộ phận như: CEO, CFO, các thành viên Ban Giám Đốc cần phải nắm rõ các quy định về luật pháp vì lúc này những bước đi của doanh nghiệp họ phải chịu trách nhiệm.
  • Bạn phải kiểm soát được việc phát sinh các chi phí hành chính, thủ tục kế toán (tăng lên 3–4 lần) khi được niêm yết trên sàn chứng khoán để không ảnh hưởng đến nguồn thu của công ty.
  • Các hoạt động mua bán cổ phiếu của doanh nghiệp sẽ bị tác động, ảnh hưởng và phải thay đổi liên tục theo các chính sách của Chính Phủ. Áp lực duy trì tốc độ tăng trưởng rất lớn.
  • Mỗi doanh nghiệp niêm yết phải công bố/trả lời các thông tin, cung cấp tài liệu liên quan về các hoạt động cho cổ đông và báo chí.
  • Mỗi quyết định đều phải thông qua sự đồng ý của số đông. Hoặc có thể một phần của công ty sẽ bị bán lại cho các tổ chức khác mà bạn không hề muốn.

Luật sư tư vấn doanh nghiệp thực hiện IPO

  • Tư vấn những ưu và nhược điểm của IPO cho doanh nghiệp trước khi phát hành IPO
  • Xem xét hồ sơ, điều kiện công ty đã thỏa để thực hiện IPO hay không
  • Tư vấn thực hiện IPO đúng quy trình của pháp luật

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc thế nào là IPO, điều kiện thực hiện, thủ tục tiến hành doanh nghiệp IPO và các rủi ro khi tiến hành IPO. Nếu có khó khăn hoặc thắc mắc gì cần luật sư tư vấn luật doanh nghiệp hãy vui lòng liên hệ đến hotline 1900.633.716 để được luật sư tư vấn kỹ hơn. Xin cảm ơn.

Scores: 4.54 (12 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,914 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716