Tìm hiểu hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng Trọng tài

Hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng Trọng tài là việc của một bên trong Hội đồng Trọng tài hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã áp dụng trước đó trong quá trình giải quyết tranh chấp đang được giải quyết. Nhưng để hiểu sâu hơn về vấn đề này được áp dụng như thế nào thì bài viết của Luật L24H sau đây sẽ giúp quý khách biết thêm những thủ tục và thông tin về việc hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng Trọng tài. Hãy cùng theo dõi nhé.

Biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng Trọng tài

Biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng Trọng tài

Biện pháp khẩn cấp tạm thời là gì?

Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp được áp dụng trong giải quyết vụ việc dân sự nhằm giải quyết yêu cầu cấp bách đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản thu thập chứng cứ, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn hiện trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc thi hành án.

Các trường hợp áp dụng hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

Căn cứ theo khoản 2 Điều 49  Luật Trọng tài Thương mại 2010 quy định về các trường hợp hủy bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như sau:

  • Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp;
  • Cấm hoặc buộc bất kỳ bên tranh chấp nào thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định nhằm ngăn ngừa các hành vi ảnh hưởng bất lợi đến quá trình tố tụng trọng tài;
  • Kê biên tài sản đang tranh chấp;
  • Yêu cầu bảo tồn, cất trữ, bán hoặc định đoạt bất kỳ tài sản nào của một hoặc các bên tranh chấp;
  • Yêu cầu tạm thời về việc trả tiền giữa các bên;
  • Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.

Như vậy, khi thuộc một trong các trường hợp được quy định trên đây thì Hội đồng Trọng tài sẽ ra quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng.

>>> Xem thêm: Thủ tục khiếu nại quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Thủ tục hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài

Thủ tục hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

Thủ tục hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

Căn cứ theo khoản 4 Điều 51 Luật Trọng tài Thương mại 2010 quy định về Thủ tục hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện như sau:

  • Bên yêu cầu phải có đơn đề nghị hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời gửi Hội đồng trọng tài
  • Hội đồng trọng tài xem xét ra quyết định huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

Ngoài ra, khi Hội đồng trọng tài quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải xem xét, quyết định để người đã thực hiện việc bảo đảm được nhận lại tài sản bảo đảm.

Trừ trường hợp việc yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc người thứ ba thì Hội đồng trọng tài không ra quyết định trả lại tài sản bảo đảm cho người đã thực hiện biện pháp bảo đảm đó.

Quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và Cơ quan thi hành án dân sự.

Thẩm quyền quyết định áp dụng hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

Hội đồng trọng tài có thẩm quyền hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng vào bất kỳ thời điểm nào trong quá trình giải quyết tranh chấp khi có yêu cầu của một trong các bên theo khoản 1 Điều 51 Luật Trọng tài Thương mại 2010 trong các trường hợp sau đây:

  • Bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị hủy bỏ;
  • Bên phải thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đã nộp tài sản hoặc có người khác thực hiện biện pháp bảo đảm thi hành nghĩa vụ đối với bên có yêu cầu;
  • Nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ chấm dứt theo quy định của pháp luật.

Có thể thấy, thẩm quyền quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài chỉ áp dụng khi xảy ra các trường hợp được quy định tại Khoản 3 Điều 51 Luật Trọng tài Thương mại 2010.

Luật sư tư vấn về biện pháp khẩn cấp tạm thời

Hướng yêu cầu hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

Hướng yêu cầu hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

  • Tư vấn về vấn đề hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
  • Tư vấn hồ sơ, thủ tục về biện pháp khẩn cấp tạm thời.
  • Nộp đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ra Tòa án.
  • Tư vấn giải quyết sau khi có quyết định của Hội đồng trọng tài.
  • Tư vấn thực hiện nghĩa vụ đảm bảo tài chính.
  • Tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa.

>>> Tham khảo thêm về: Dịch vụ luật sư tranh tụng

Tóm lại, việc áp dụng hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời là việc sau khi đã có quyết định của Hội đồng trọng tài theo yêu cầu của một bên và vào bất kỳ thời điểm nào trong quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại. Qua đó, Luật L24H đã cung cấp và giúp quý khách làm rõ được quy trình cũng như thủ tục để áp dụng cho vấn đề này. Nếu quý khách muốn tư vấn hay sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn luật dân sự và các vấn đề liên quan trên có thể liên hệ qua HOTLINE 1900633716 để được hỗ trợ nhanh chóng miễn phí. Xin cảm ơn.

Scores: 5 (37 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,914 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716