Hợp đồng có bắt buộc phải quy định điều khoản phạt vi phạm không?

Hợp đồng có bắt buộc phải quy định điều khoản phạt vi phạm. Phạt vi phạm hợp đồng là một trong những chế tài để đảm bảo cho các bên trong hợp đồng thực hiện nghĩa vụ và hiện nay điều khoản này đã được áp dụng phố biến trong hợp đồng. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có nhiều chủ thể chưa hiểu rõ quy định về phạt vi phạm nên đã gặp những khó khăn trong việc áp dụng. Do đó, bài viết dưới đây cung cấp những thông tin cụ thể để hiểu rõ hơn về chế định này.

Điều khoản phạt vi phạm trong hợp đồng

Điều khoản phạt vi phạm trong hợp đồng

Chế tài phạt vi phạm

Phạt vi phạm áp dụng trong trường hợp nào?

Theo quy định tại Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015, Điều 300 Luật thương mại 2005 và khoản 1, 2 Điều 146 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi, bổ sung 2020 phạt vi phạm được áp dụng trong trường hợp các bên trong hợp đồng có thỏa thuận về điều khoản phạt vi phạm và một trong các bên vi phạm nội dung mà các bên đã thỏa thuận khi vi phạm thì sẽ áp dụng phạt vi phạm.

Căn cứ phạt vi phạm

  • Hợp đồng phải có hiệu lực pháp luật
  • Các bên trong hợp đồng có thỏa thuận về điều khoản phạt vi phạm trong hợp đồng
  • Có hành vi vi phạm hợp đồng trên thực tế

Như vậy, khi một trong các bên của hợp đồng mà đáp ứng đầy đủ 3 điều kiện trên thì bên còn lại có đầy đủ căn cứ để phạt vi phạm hợp đồng.

Trong hợp đồng có bắt buộc điều khoản phạt vi phạm không?

Điều khoản phạt vi phạm hợp đồng không phải điều khoản bắt buộc phải có trong hợp đồng mà tùy từng trường hợp cụ thể, các bên có thể thỏa thuận với nhau về việc có phạt vi phạm hay không.

Trong quá trình đàm phán để ký kết hợp đồng các bên đã thỏa thuận về việc phạt vi phạm và các bên mong muốn thỏa thuận này được áp dụng khi thực hiện hợp đồng trên thực tế thì điều khoản về phạt vi phạm hợp đồng bắt buộc phải có trong hợp đồng

Thỏa thuận điều khoản phạt vi phạm

Thỏa thuận điều khoản phạt vi phạm

Mức phạt vi phạm hợp đồng

Hợp đồng dân sự

Khoản 2 Điều 418 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

Với quy định này Luật Dân sự cho phép các bên trong hợp đồng được tự do thỏa thuận mức phạt vi phạm hợp đồng và không có sự giới hạn mức phạt cụ thể. Tuy nhiên, nếu mà luật liên quan có quy định về giới hạn mức phạt thì sẽ áp dụng quy định của luật liên quan như Luật Thương mại, Luật Xây dựng.

Luật Thương mại

Khác với Bộ luật Dân sự 2015 thì Luật Thương mại 2005 đã quy định cụ thể về mức phạt vi phạm tối đa. Theo đó, tại Điều 300 Luật Thương mại 2005 có quy định: Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm

Trên cơ sở quy định này, Luật Thương mại cũng cho phép các bên thỏa thuận về mức phạt vi phạm nhưng có giới hạn về mức trần là không được vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.

Tuy nhiên, đối với trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý của mình thì phải trả tiền phạt cho khách hàng và mức phạt do các bên thỏa thuận không vượt quá mười lần thù lao dịch vụ giám định (Điều 266 Luật Thương mại 2005)

>>> Xem thêm: Tư vấn dịch vụ soạn thảo hợp đồng thương mại

Luật Xây dựng

Căn cứ vào khoản 2 Điều 146 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi, bổ sung 2020 quy định cho các bên trong hợp đồng xây dựng thỏa thuận về mức phạt vi phạm nhưng có sự khác biệt nhất định so với Luật dân sự và Luật Thương mại cụ thể như sau:

Cũng quy định về mức phạt tối đa nhưng mức phạt tối đa này chỉ áp dụng đối công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công với mức phạt tối đa là 12% giá trị phần hợp đồng vi phạm.

>>> Xem thêm: Mức phạt tối đa trong hợp đồng xây dựng là bao nhiêu?

Mối quan hệ giữa phạt vi phạm với bồi thường thiệt hại hợp đồng

Mối quan hệ giữa hai chế tài này có sự khác nhau nhất định giữa lĩnh vực:

Thứ nhất, trong lĩnh vực dân sự

Theo khoản 3 Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm

Như vậy với quy định này, chế tài phạt vi phạm và chế tài bồi thường thiệt hại chỉ có thể áp dụng đồng thời trong trường hợp các bên có thỏa thuận vừa phạt vi phạm và vừa bồi thường thiệt hại. Nếu chỉ có thỏa thuận về phạt vi phạm mà không không có thỏa thuận về bồi thường thiệt hại thì chỉ áp dụng chế tài phạt vi phạm

Thứ hai, trong lĩnh vực thương mại

Mối quan hệ giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong Luật Thương mại có sự khác biệt so với luật dân sự. Theo quy định Điều 307 Luật Thương mại 2005: chỉ cần có thỏa thuận về phạt vi phạm mà không cần có “yếu tố thỏa thuận” về quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, bên bị vi phạm vẫn  có thể có quyền áp dụng đồng thời cả hai chế tài.

Quan hệ giữa phạt vi phạm với bồi thường thiệt hại

Quan hệ giữa phạt vi phạm với bồi thường thiệt hại

>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế

Luật sư tư vấn trách nhiệm vi phạm hợp đồng

Chế tài phạt vi phạm là một trong những chế tài để đảm bảo cho các bên thực thực hiện đúng như những gì đã thỏa thuận trong hợp đồng. Tuy nhiên, chế tài này mỗi luật điều chỉnh khác nhau về hợp đồng bên cạnh những quy định giống nhau còn có những quy định khác biệt mà không có sự đồng nhất: mức phạt, hoặc là mối quan hệ với bồi thường thiệt hại. Do đó, nếu khách hàng có bất kỳ sự thắc mắc hay sự hỗ trợ nào thì hãy liên hệ đến Luật sư tư vấn hợp đồng của Luật L24H thông qua Hotline: 1900.633.716 để được luật sư hợp đồng tư vấn kịp thời và hạn chế ít rủi ro nhất có thể.

Scores: 4.7 (27 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,915 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716