Hồ sơ yêu cầu Nhà nước bồi thường thiệt hại trong tố tụng hình sự

Bồi thường thiệt hại là nguyên tắc cơ bản được pháp luật bảo đảm thực hiện. Hồ sơ yêu cầu Nhà nước bồi thường thiệt hại trong tố tụng hình sự là một trong những căn cứ để Nhà nước xem xét lỗi và đưa ra quyết định bồi thường trong vụ án hình sự, kể cả giai đoạn thi hành án hay quyết định hình sự. Các thành phần chi tiết cần có trong hồ sơ yêu cầu Nhà nước bồi thường thiệt hại trong tố tụng hình sự sẽ được Luật L24H chia sẻ qua bài viết này.

Hồ sơ yêu cầu Nhà nước bồi thường thiệt hại trong tố tụng hình sự

Hồ sơ yêu cầu Nhà nước bồi thường thiệt hại trong tố tụng hình sự

Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại trong tố tụng hình sự

Khi có thiệt hại vật chất và thiệt hại tinh thần phát sinh, nếu cá nhân hoặc tổ chức là một trong những đối tượng sau thì có quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường:

  • Người bị thiệt hại;
  • Người thừa kế của người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại chết; tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại;
  • Người đại diện theo pháp luật của người bị thiệt hại thuộc trường hợp phải có người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự. Cụ thể,

Với cá nhân:

  • Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
  • Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.
  • Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện theo quy định nêu trên.
  • Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật là người được Tòa án chỉ định.

(Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015)

Với pháp nhân:

  • Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ
  • Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật
  • Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án.

(Điều 137 Bộ luật Dân sự 2015)

  • Cá nhân, pháp nhân được những người quy định nêu trên ủy quyền thực hiện quyền yêu cầu bồi thường.

Căn cứ pháp lý: Điều 5 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017.

Thêm vào đó, theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Hiến pháp 2013 thì người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Người vi phạm pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật.

Như vậy, không chỉ riêng người bị thiệt hại mới có quyền yêu cầu bồi thường mà ngay cả những chủ thể khác có liên quan mật thiết đến người bị thiệt hại cũng có quyền thay mặt người bị thiệt hại yêu cầu đòi bồi thường từ Nhà nước. Trong hoạt động tố tụng hình sự, cá nhân, tổ chức có quyền được bồi thường khi bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật do người thi hành công vụ gây ra thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Căn cứ yêu cầu bồi thường trong tố tụng hình sự

Căn cứ yêu cầu Nhà nước bồi thường

Căn cứ yêu cầu Nhà nước bồi thường

Căn cứ yêu cầu Nhà nước bồi thường nói chung và trong hoạt động tố tụng hình sự nói riêng được pháp luật quy định tại Điều 7 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017. Nhà nước có trách nhiệm bồi thường khi có đủ các căn cứ sau đây:

  • Có một trong các căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại và yêu cầu bồi thường tương ứng;
  • Yêu cầu bồi thường thiệt hại;
  • Có thiệt hại thực tế của người bị thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo quy định của Luật này;
  • Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại.

Bên cạnh đó, căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại pháp luật cũng quy định cụ thể như sau:

  • Có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường theo Điều 9 Luật này và có yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hoặc Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự giải quyết yêu cầu bồi thường;
  • Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính đã xác định có hành vi trái pháp luật của người bị kiện là người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và có yêu cầu bồi thường trước hoặc tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại;
  • Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự đã xác định có hành vi trái pháp luật của bị cáo là người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự và có yêu cầu bồi thường trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Thời hiệu yêu cầu bồi thường trong tố tụng hình sự

Theo khoản 1 Điều 6 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 thì thời hiệu yêu cầu bồi thường trong tố tụng hình sự là 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu bồi thường nhận được văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp người yêu cầu bồi thường không đồng ý với quyết định giải quyết bồi thường hoặc kể từ ngày có biên bản kết quả thương lượng thành mà cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại không ra quyết định giải quyết bồi thường hoặc kể từ ngày có biên bản kết quả thương lượng không thành và trường hợp yêu cầu phục hồi danh dự.

Hồ sơ yêu cầu Nhà nước bồi thường

Giấy tờ cần có khi yêu cầu Nhà nước bồi thường

Giấy tờ cần có khi yêu cầu Nhà nước bồi thường

Người bị thiệt hại trực tiếp yêu cầu bồi thường

Hồ sơ yêu cầu Nhà nước bồi thường bao gồm:

  • Văn bản yêu cầu bồi thường;
  • Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp người bị thiệt hại không được gửi hoặc không thể có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường;
  • Giấy tờ chứng minh nhân thân của người bị thiệt hại;
  • Tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường (nếu có).

Căn cứ pháp lý: khoản 1 Điều 41 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017.

Người thừa kế hoặc là người đại diện của người bị thiệt hại

Người yêu cầu bồi thường là người thừa kế (nếu trong trường hợp có nhiều người thừa kế thì những người thừa kế đó phải cử ra một người đại diện) hoặc là người đại diện của người bị thiệt hại thì hồ sơ yêu cầu Nhà nước bồi thường bao gồm:

  • Văn bản yêu cầu bồi thường;
  • Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp người bị thiệt hại không được gửi hoặc không thể có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường;
  • Tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường (nếu có).
  • Giấy tờ chứng minh nhân thân của người thừa kế, người đại diện của người bị thiệt hại;
  • Văn bản ủy quyền hợp pháp trong trường hợp đại diện theo ủy quyền;
  • Trường hợp người bị thiệt hại chết mà có di chúc thì người yêu cầu bồi thường phải cung cấp di chúc, trường hợp không có di chúc thì phải có văn bản hợp pháp về quyền thừa kế.

Căn cứ pháp lý: khoản 2 Điều 41 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 41 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017, văn bản yêu cầu bồi thường trong cả hai trường hợp người bị thiệt hại trực tiếp yêu cầu bồi thường và người yêu cầu bồi thường là người thừa kế hoặc là người đại diện của người bị thiệt hại phải có đầy đủ các nội dung chính sau:

  • Họ, tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc (nếu có) của người yêu cầu bồi thường;
  • Ngày, tháng, năm làm văn bản yêu cầu bồi thường;
  • Hành vi gây thiệt hại của người thi hành công vụ;
  • Mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế xảy ra và hành vi gây thiệt hại của người thi hành công vụ;
  • Thiệt hại, cách tính và mức yêu cầu bồi thường;
  • Đề nghị tạm ứng kinh phí bồi thường (nếu có);
  • Đề nghị cơ quan giải quyết bồi thường thu thập văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường nhưng phải nêu rõ tên văn bản và địa chỉ thu thập văn bản đó trong trường hợp người yêu cầu bồi thường không có khả năng thu thập văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường;
  • Yêu cầu phục hồi danh dự (nếu có);
  • Yêu cầu khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác (nếu có).

Trường hợp người bị thiệt hại chỉ yêu cầu phục hồi danh dự thì văn bản yêu cầu bồi thường phải có nội dung sau:

  • Họ, tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc (nếu có) của người yêu cầu bồi thường;
  • Ngày, tháng, năm làm văn bản yêu cầu bồi thường;
  • Hành vi gây thiệt hại của người thi hành công vụ;
  • Mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế xảy ra và hành vi gây thiệt hại của người thi hành công vụ;
  • Đề nghị cơ quan giải quyết bồi thường thu thập văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường nhưng phải nêu rõ tên văn bản và địa chỉ thu thập văn bản đó trong trường hợp người yêu cầu bồi thường không có khả năng thu thập văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường;
  • Yêu cầu phục hồi danh dự.

>>> Xem thêm: Mẫu đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự

Tư vấn thủ tục yêu cầu Nhà nước bồi thường thiệt hại trong tố tụng hình sự

  • Tư vấn, giải thích các quy định pháp luật liên quan đến trường hợp Nhà nước phải bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự.
  • Tư vấn hướng dẫn thu thập chứng cứ; xác định thiệt hại xảy ra do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ.
  • Soạn thảo hồ sơ yêu cầu Nhà nước bồi thường thiệt hại trong tố tụng hình sự.
  • Hướng dẫn nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường tại cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ.

Nhà nước gây thiệt hại vẫn có trách nhiệm bồi thường. Quy định này giúp người dân tạo thêm niềm tin và đặt sự tin tưởng vào việc xây dựng xã hội của Nhà nước. Vì thế, Luật L24H chia sẻ, hướng dẫn Quý khách hàng những giấy tờ cần có trong hồ sơ yêu cầu Nhà nước bồi thường thiệt hại khi có thiệt hại phát sinh trong tố tụng hình sự. Vui lòng liên hệ trực tiếp luật sư tư vấn luật hình sự qua 1900633716 để được giải quyết vấn đề hình sự còn vướng mắc. Xin cám ơn.

Scores: 5 (28 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,819 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716