Hiệu lực đối kháng với người thứ ba là gì? Cơ sở ghi nhận hiệu lực đối kháng

Hiệu lực đối kháng với người thứ ba là gì? là thắc mắc về hiệu lực đối kháng với người thứ ba trong giao dịch bảo đảm. Trên thực tế, giao dịch đảm bảo với người thứ ba không còn xa lạ đối với chúng ta. Tuy nhiên, khái niệm và cơ sở ghi nhận hiệu lực vẫn chưa được nhiều người hiểu rõ. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ về vấn đề trên, mời quý khách tham khảo.

Hiệu lực phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba

Hiệu lực phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba

Khái niệm, cơ sở phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba trong giao dịch đảm bảo

Pháp luật Dân sự hiện hành vẫn chưa có điều khoản cụ thể nào quy định rõ về khái niệm về hiệu lực đối kháng với người thứ ba trong giao dịch bảo đảm. Tuy nhiên, có thể hiểu hiệu lực đối kháng với người thứ ba trong giao dịch bảo đảm là khi một giao dịch bảo đảm được thiết lập hợp pháp, các quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong giao dịch không chỉ áp dụng đối với những người tham gia trực tiếp (bên nhận bảo đảm và bên bảo đảm), mà còn có hiệu lực và giá trị pháp lý đối với người thứ ba không tham gia trực tiếp trong giao dịch bảo đảm.

Căn cứ Điều 297 Bộ luật Dân sự 2015, quy định về hiệu lực đối kháng với người thứ ba trong giao dịch đảm bảo như sau:

  • Biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ khi đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm.
  • Khi biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì bên nhận bảo đảm được quyền truy đòi tài sản bảo đảm và được quyền thanh toán theo quy định tại Điều 308 của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

Theo đó, cơ sở làm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba trong giao dịch bảo đảm là từ khi đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm.

Thời điểm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba

Căn cứ Điều 23 Nghị định 21/2021/NĐ-CP, thời điểm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba được quy định như sau:

Thứ nhất, đối với trường hợp biện pháp bảo đảm phải đăng ký hoặc được đăng ký theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm: thời điểm đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật liên quan là thời điểm biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba.

Thứ hai, đối với trường hợp không thuộc khoản 2 Điều 23 Nghị định 21/2021/NĐ-CP:

Hiệu lực đối kháng với người thứ ba của biện pháp cầm cố tài sản, đặt cọc, ký cược phát sinh từ thời điểm bên nhận bảo đảm nắm giữ tài sản bảo đảm.

Trường hợp tài sản bảo đảm thuộc biện pháp bảo đảm quy định tại khoản 3 Điều này được giao cho người khác quản lý thì hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm với người thứ ba phát sinh từ thời điểm:

  • Bên nhận cầm cố, bên nhận đặt cọc hoặc bên nhận ký cược nắm giữ tài sản bảo đảm;
  • Người quản lý tài sản nhận trực tiếp tài sản bảo đảm từ bên cầm cố, bên đặt cọc hoặc bên ký cược;
  • Hợp đồng bảo đảm có hiệu lực trong trường hợp người khác đang quản lý trực tiếp tài sản mà tài sản này được dùng để cầm cố, để đặt cọc hoặc để ký cược.

Hiệu lực đối kháng của biện pháp ký quỹ với người thứ ba phát sinh từ thời điểm tài sản ký quỹ được gửi vào tài khoản phong tỏa tại tổ chức tín dụng nơi ký quỹ.

Vì vậy, thời điểm mà hiệu lực đối kháng phát sinh đối với người thứ ba có thể thay đổi tùy thuộc vào việc có đăng ký đảm bảo hay không và biện pháp bảo đảm được sử dụng.

Thời điểm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba

Thời điểm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba

Phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba, thanh toán khi xử lý tài sản đảm bảo theo thứ tự thế nào?

Khi biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì bên nhận bảo đảm được quyền truy đòi tài sản bảo đảm và được quyền thanh toán theo quy định tại Điều 308 của Bộ luật Dân sự 2015 và luật khác có liên quan.

Ngoài ra, tại Điều 7 Nghị định 21/2021/NĐ – CP có quy định về quyền truy đòi tài sản bảo đảm như sau: Quyền của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm trong biện pháp bảo đảm đã phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba không thay đổi hoặc không chấm dứt trong trường hợp tài sản bảo đảm bị chuyển giao cho người khác do mua bán, tặng cho, trao đổi, chuyển nhượng, chuyển giao khác về quyền sở hữu; chiếm hữu, sử dụng hoặc được lợi về tài sản bảo đảm không có căn cứ pháp luật và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Quyền truy đòi của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm không áp dụng đối với tài sản sau đây:

  • Tài sản bảo đảm đã được bán, được chuyển nhượng hoặc đã được chuyển giao khác về quyền sở hữu do có sự đồng ý của bên nhận bảo đảm và không được tiếp tục dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận;
  • Tài sản thế chấp được bán, được thay thế hoặc được trao đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 321 của Bộ luật Dân sự;
  • Tài sản bảo đảm không còn hoặc bị thay thế bằng tài sản khác quy định tại Điều 21 Nghị định này;
  • Trường hợp khác theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan.

Trường hợp bên bảo đảm là cá nhân chết, pháp nhân chấm dứt tồn tại thì quyền truy đòi tài sản bảo đảm của bên nhận bảo đảm không chấm dứt nhưng thực hiện theo quy định tại Điều 658 của Bộ luật Dân sự và quy định khác về thừa kế của Bộ luật Dân sự trong trường hợp bên bảo đảm là cá nhân chết hoặc thực hiện theo quy định của pháp luật về giải thể pháp nhân, phá sản trong trường hợp bên bảo đảm là pháp nhân bị giải thể, bị tuyên bố phá sản.

Căn cứ Điều 308 Bộ luật Dân sự 2015, thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm như sau:

Thứ nhất, khi một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm được xác định như sau:

  • Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng;
  • Trường hợp có biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba và có biện pháp bảo đảm không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được thanh toán trước;
  • Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm.

Thứ hai, thứ tự ưu tiên thanh toán quy định tại khoản 1 Điều 308 Bộ luật Dân sự 2015 có thể thay đổi, nếu các bên cùng nhận bảo đảm có thỏa thuận thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán cho nhau. Bên thế quyền ưu tiên thanh toán chỉ được ưu tiên thanh toán trong phạm vi bảo đảm của bên mà mình thế quyền.

Như vậy, nếu giao dịch bảo đảm phát sinh hiệu lực với người thứ ba, thứ tự thanh toán sẽ được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng.

Dịch vụ tư vấn, hỗ trợ các vấn đề pháp lý liên quan đến hiệu lực đối kháng với người thứ ba

Tư vấn chuyên sâu

Luật L24H cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý chuyên sâu về các vấn đề liên quan đến hiệu lực đối kháng với người thứ ba như sau:

  • Tư vấn về quy định cụ thể trong pháp luật liên quan đến việc thiết lập và quản lý giao dịch bảo đảm tài sản.
  • Hỗ trợ trong việc xác định thời điểm và điều kiện để các biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba.
  • Giúp định rõ về quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quan trong trường hợp có tranh chấp về hiệu lực đối kháng.
  • Hỗ trợ trong việc lập các hợp đồng, thỏa thuận, hoặc thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên nhận bảo đảm.
  • Tư vấn cách giải quyết tối ưu khi xảy ra tranh chấp giữa các bên.

Soạn thảo văn bản đơn từ

Luật L24H cung cấp các dịch vụ soạn thảo văn bản, đơn từ liên quan các giao dịch đảm bảo về hiệu lực đối kháng với người thứ ba, cụ thể như sau:

  • Soạn thảo tư vấn sửa đổi, bổ sung hợp đồng vay, mượn, thuê… tài sản;
  • Soạn thảo tư vấn sửa đổi, bổ sung hợp đồng đặt cọc, cầm cố, thế chấp…
  • Soạn thảo đơn khởi kiện, bản tự khai, các văn bản, đơn từ khác khi xảy ra tranh chấp giữa các bên;
  • Soạn thảo các văn bản, đơn từ khác liên quan đến giao dịch bảo đảm.

>>> Tham khảo thêm về: dịch vụ luật sư tư vấn hợp đồng

Luật sư tham gia tố tụng

Trong trường hợp xảy ra tranh chấp giữa các bên, để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, Luật L24H cung cấp các dịch vụ sau:

  • Nhận đại diện theo ủy quyền để thay mặt, nhân danh khách hàng tham gia tố tụng với tư cách người đại diện theo ủy quyền hợp pháp.
  • Cử luật sư tham gia các buổi làm việc, phiên họp, phiên tòa giải quyết tranh chấp giữa các bên.

>>> Tham khảo thêm về: Dịch vụ luật sư tranh tụng

Dịch vụ trọn gói 

Đặc biệt, chúng tôi còn cung cấp Dịch vụ trọn gói giải quyết vấn đề. Dịch vụ trên bao gồm: Trợ lý Luật sư nhận đại diện ủy quyền – Luật sư tham gia phiên tòa – Tư vấn chuyên sâu – soạn thảo toàn bộ Văn bản – Đơn từ.

Khi sử dụng dịch vụ trên, chúng tôi sẽ thay mặt Quý khách hàng giải quyết toàn bộ vấn đề của khách hàng – từ lúc bắt đầu cho đến khi có kết quả. Với đội ngũ Chuyên viên pháp lý, Luật sư chuyên nghiệp, am hiểu pháp luật, có nhiều kinh nghiệm của Luật L24H tự tin là đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất đối với Quý khách hàng.

Luật sư tư vấn về tranh chấp về đảm bảo tài sản

Luật sư tư vấn về tranh chấp về đảm bảo tài sản

Như vậy,  cơ sở làm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba trong giao dịch bảo đảm là từ khi đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm. Tùy từng trường hợp cụ thể, thời điểm phát sinh hiệu lực với người thứ ba cũng khác nhau. Nếu còn thắc mắc về vấn đề trên hoặc cần sử dụng dịch vụ Luật sư, quý khách hãy liên hệ với Luật L24H qua hotline 1900633716 để được hỗ trợ tư vấn trực tuyến miễn phí.

Scores: 4.8 (35 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,926 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716