Hành vi quấy rối người tiêu dùng có thể được thực hiện thông qua nhiều hình thức như tin nhắn, qua mạng xã hội, tiếp thị,… và đây là hành vi vi phạm pháp luật. Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 và các văn bản liên quan đã có những quy định cụ thể tạo hành lang pháp lý vững chắc cho công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam khi bị quấy rối. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.
Hành vi quấy rối người tiêu dùng
Hành vi quấy rối người tiêu dùng là gì?
Theo khoản 4 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010: Quấy rối người tiêu dùng là hành vi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người tiêu dùng để giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hoặc đề nghị giao kết hợp đồng trái với ý muốn của người tiêu dùng, gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt bình thường của người tiêu dùng.
Khi nào hành vi quấy rối người tiêu dùng là vi phạm pháp luật?
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định về các hành vi bị cấm có bao gồm trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quấy rối người tiêu dùng thông qua tiếp thị hàng hóa, dịch vụ trái với ý muốn của người tiêu dùng từ 02 lần trở lên hoặc có hành vi khác gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt bình thường của người tiêu dùng.
Theo đó, quấy rối người tiêu dùng bị xem là vi phạm pháp luật nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Tiếp thị hàng hóa, dịch vụ trái với ý muốn của người tiêu dùng từ 02 lần trở lên.
- Thực hiện hành vi khác (ngoài hoạt động tiếp thị) mà gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt bình thường của người tiêu dùng.
Mức phạt hành vi quấy rối người tiêu dùng
Xử phạt hành vi quấy rối người tiêu dùng
Đối với tổ chức
Căn cứ Điều 59 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với thương nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Quấy rối người tiêu dùng thông qua tiếp thị hàng hóa, dịch vụ trái với ý muốn của người tiêu dùng từ 02 lần trở lên.
- Có hành vi gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt bình thường của người tiêu dùng.
Đối với cá nhân
Đối với tổ chức, mức xử phạt sẽ nhân hai (theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP). Như vậy, chiếu theo quy định tại Điều 59 Nghị định 98/2020/NĐ-CP cá nhân thực hiện hành vi quấy rối người tiêu dùng thông qua tiếp thị hàng hóa, dịch vụ trái với ý muốn của người tiêu dùng từ 02 lần trở lên hoặc có hành vi gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt bình thường của người tiêu dùng sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Tư vấn cho người tiêu dùng khi bị quấy rối
Luật sư tư vấn cho người tiêu dùng khi bị quấy rối
- Tư vấn soạn thảo đơn khiếu nại gửi đến cơ quan có thẩm quyền
- Đại diện làm việc với cơ quan có thẩm quyền
- Tư vấn, giải đáp những vấn đề pháp lý liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng
Hành vi quấy rối người tiêu dùng hiện đang là một vấn đề nhức nhối trong xã hội, gây lũng đoạn thị trường và ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng. Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về câu hỏi hành vi quấy rối người tiêu dùng có vi phạm pháp luật hay không. Nếu Quý bạn đọc còn thắc mắc cần luật sư tư vấn giải đáp thêm, vui lòng liên hệ qua Hotline 1900.633.716 để được hỗ trợ và Luật sư Luật L24H tư vấn trực tuyến miễn phí.