Hành vi đe doạ, khủng bố người thân con nợ bị xử phạt như thế nào? Hiện nay có nhiều hình thức đòi nợ như dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần người khác…để tống tiền người thân con nợ. Tùy theo mức độ mà sẽ có từng khung phạt thích hợp dành cho người đòi nợ. Để làm rõ hơn vấn đề này, Luật L24H xin gửi các bạn thông qua bài viết dưới đây
Xử phạt hành vi đe doạ, khủng bố người thân con nợ
>>> Xem thêm: Làm gì khi bị nhắn tin, gọi điện đe dọa đòi nợ dù không vay tiền
Các thủ đoạn đe doạ, khủng bố con nợ hiện nay
Đối với các trường hợp người vay không trả nợ đúng thời hạn hoặc không thể trả nợ, các đối tượng thường áp dụng một số thủ đoạn để đòi nợ như sau:
- Nhắn tin đòi nợ: Các đối tượng đòi nợ thường sử dụng một hoặc nhiều số sim điện thoại rác để nhắn tin đòi nợ theo mật độ tăng dần. Nếu như người vay không phản hồi thì mật độ tin nhắn sẽ tăng dần lên.
- Gọi điện thoại đòi nợ: Tương tự như phương thức trên, các đối tượng sẽ sử dụng một hoặc nhiều sim điện thoại rác để gọi điện đòi nợ theo mật độ tăng dần nhằm thúc ép, thậm chí đe dọa, chửi bới, xúc phạm danh dự để buộc người vay phải trả nợ.
- Gọi điện thoại cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp của người vay: Trong quá trình làm hồ sơ vay tiền, đa phần các tổ chức tín dụng, công ty tài chính sẽ yêu cầu người vay cung cấp thông tin, số điện thoại của người thân, bạn bè, đồng nghiệp (người tham chiếu). Trong trường hợp người vay không phản hồi tin nhắn, cuộc gọi thì các đối tượng sẽ gọi điện cho bạn bè, người thân… của người vay để yêu cầu người vay trả nợ hoặc nhắc nhở người vay phải nghe điện thoại. Cá biệt có trường hợp các đối tượng còn gọi điện đến cơ quan, tổ chức gây áp lực để người vay phải trả nợ.
- Đe dọa, khủng bố: Việc đe dọa, khủng bố tưởng chừng chỉ có ở bọn xã hội đen. Nhưng không, hiện đây là hình thức của các công ty đòi nợ thuê sử dụng rất nhiều, họ sẽ cho một nhóm thanh niên đến tận nhà hoặc tận nơi làm việc của người vay để tạt sơn, mắm tôm, ném trứng, phá hoại tài sản,…mục đích để bắt buộc người vay trả nợ.Nếu người vay không trả hoặc không gia hạn thời gian trả, thì bên đòi nợ sẽ sử dụng những biện pháp nặng hơn
- Dùng vũ lực: Hành vi này được sử dụng nhiều nhất hiện nay, công khai đến tận nhà, tận nơi làm việc. Các công ty đòi nợ thuê sẽ cử một nhóm không rõ lại lịch tìm đến tận nhà, tận nơi làm việc đập phá đồ đạc, tài sản, cướp tài sản có giá trị cùng vô số lời đe dọa, cảnh báo và ép người vay trả nợ hoặc gia hạn ngày trả nợ gần nhất thậm chí là sẵn sàng khiến người vay bị xâm hại đến sức khỏe , tính mạng.
>>>>Xem thêm: Cảnh báo “Mạo danh Luật sư” Văn phòng luật L24h để đòi nợ
Cấu thành tội phạm tội cưỡng đoạt tài sản
Cấu thành tội phạm tội cưỡng đoạt tài sản
Chủ thể
Chủ thể của tội phạm là người từ đủ 16 tuổi trở lên (phạm tội thuộc khoản 1 Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015) hoặc từ đủ 14 tuổi trở lên (phạm tội thuộc các khoản 2,3,4 Bộ luật Hình sự 2015) và có năng lực trách nhiệm hình sự.
Khách thể
Khách thể của tội cưỡng đoạt tài sản cùng lúc xâm hại đến hai khách thể (quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân), nhưng chủ yếu là quan hệ sở hữu. Trong đó, việc xâm hại đến quan hệ nhân thân không phải mục đích của tội phạm mà chỉ đe dọa tinh thần làm cho người bị cưỡng đoạt phải giao tài sản.
Chủ quan
Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích chiếm đoạt tài sản là yếu tố bắt buộc của cấu thành tội phạm này.
Khách quan
Thể hiện ở hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.
- Về hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực là hành vi thể hiện thái độ, cử chỉ, lời nói tạo cho người bị đe dọa cảm giác sợ và tin rằng người phạm tội sẽ dùng bạo lực nếu không để cho lấy tài sản. Giữa thời điểm đe dọa sẽ dùng vũ lực với thời điểm dùng vũ lực có một khoảng cách nhất định về thời gian. Cho nên, người bị đe dọa có điều kiện suy nghĩ, cân nhắc để quyết định hành động.
- Về hành vi dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi đe dọa sẽ làm một việc gây thiện hại về tài sản, danh dự, uy tín nếu người bị uy hiếp không thỏa mãn yêu cầu chiếm đoạt tài sản của người phạm tội (như đe dọa hủy hoại tài sản, loan tin về đời tư, tố giác hành vi phạm pháp…của người bị đe dọa).
Xử lý hành vi đe doạ, xuyên tạc người khác để tống tiền đòi nợ
Xử phạt hành vi đe doạ, xuyên tạc để đòi nợ
Xử phạt hành chính
Trường hợp chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì người có hành vi vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Ngoài ra, người có hành vi vi phạm trên còn bị buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép.
CSPL: Điều 15 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ.
Hình phạt hình sự
Trường hợp người đòi nợ có hành vi đe dọa tấn công, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người thân con nợ thì tùy thuộc vào hành vi nguy hiểm và hậu quả đã xảy ra, người đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 theo Điều 170 Tội cưỡng đoạt tài sản.
Khung 1: Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với người có hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.
Khung 2: Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm đối với người có hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Có tổ chức;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Tái phạm nguy hiểm.
Khung 3: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với người có hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
Khung 4: Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm đối với người có hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Hình phạt bổ sung: Ngoài hình phạt chính nêu trên, người phạm tội cưỡng đoạt tài sản còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều kiện giảm nhẹ hoặc tăng nặng hình phạt
Điều kiện giảm nhẹ, tăng nặng hình phạt
Tại Điều 50 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về căn cứ quyết định hình phạt như sau:
- Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.
- Khi quyết định áp dụng hình phạt tiền, ngoài căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 50 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017, Tòa án căn cứ vào tình hình tài sản, khả năng thi hành của người phạm tội.
>>>Xem thêm: Cách tính mức án tù khi vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tăng nặng
Tư vấn khi xảy ra hành vi đe doạ, uy hiếp người thân con nợ
- Tư vấn pháp luật về hành vi đe doạ, khủng bố đòi nợ người thân con nợ
- Tư vấn cách thức xử lí khi bị đe doạ đòi nợ dù không vay tiền
- Soạn thảo đơn trình báo, tố giác tội phạm
- Hướng dẫn cách viết đơn trình báo
- Soạn đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự
- Hướng dẫn thủ tục nộp đơn cơ quan có thẩm quyền.
- Liên hệ và làm việc với cơ quan điều tra trong quá trình thực hiện việc trình báo, tố giác
- Giải quyết các thủ tục tố tụng, xét xử trong vụ án
Tư vấn pháp luật khi xảy ra hành vi đe doạ, đòi nợ người thân con nợ
Hiện nay hành vi đe doạ, khủng bố người thân con nợ đang là một vấn đề gây nhức nhối, hoang mang cho mọi người. Do đó, để ngăn chặn điều này cần có các cách thức xử lý hợp lý và không trái pháp luật. Nếu quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc gì, hay có nhu cầu cầu được tư vấn luật, vui lòng liên hệ Luật L24H qua số Hotline: 1900.633.716 để được luật sư hình sự tư vấn trực tuyến miễn phí. Xin cảm ơn.