Cách giải quyết khi hàng xóm lấn chiếm lối đi chung

Hàng xóm lấn chiếm lối đi chung là trường hợp thường xảy ra khá phổ biến trong đời sống nhưng ít trường hợp có thể giải quyết một cách triệt để do khó phân biệt được phần diện tích đất bị lấn chiếm thuộc về ai vì tính chất địa hình các đường, con ngõ ở Việt Nam là hẹp, chật, có nơi nông thôn thì lối đi chung là lối mòn, mà không có rào chắn cụ thể. Bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin cụ thể hơn về trường hợp này.

hàng xóm lấn chiếm lối đi chung

Giải quyết khi hàng xóm lấn chiếm lối đi chung

Quy định về lối đi chung

Hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể thế nào là lối đi chung, do đó tồn tại nhiều cách hiểu về lối đi chung như sau:

  • Lối đi chung được hình thành từ lối mòn, sử dụng lâu năm.
  • Lối đi chung do các chủ sử dụng đất cắt một phần đất của mình tạo nên, tạo thành ranh giới sử dụng đất giữa các thửa đất liền kề.

Tuy nhiên pháp luật có quy định về lối đi qua tại Điều 254 BLDS 2015 như sau:

Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Như vậy Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc có thể yêu cầu chủ sở hữu khác dành cho mình một lối đi sao cho lối đi đó thuận tiện nhất, ít gây bất tiện, ít gây thiệt hại cho chủ bất động sản cho mở lối đi đó. Bên cạnh đó phải bồi thường cho chủ sở hữu có lối đi đó một số tiền về việc đã cho phép mở lối đi trên đất của họ.

Ngoài ra theo quy định tại Điều 171 Luật Đất đai 2013 có quy định về hạn chế quyền sử dụng hạn chế đối với quyền về lối đi: để đảm bảo tốt nhất về quyền đối với lối đi, chủ sở hữu bất động sản nên thỏa thuận với chủ sở hữu bất động sản có lối đi về việc đăng ký quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề.

Điểm i, khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013 quy định : Khi sử dụng lối đi qua bất động sản liền kề thì người người sử dụng lối đi này phải thực hiện thủ tục Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau khi xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề.

Các bên tự thỏa thuận về việc mở lối đi chung. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

Cách giải quyết khi lối đi chung bị lấn chiếm

Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 thì nhà nước khuyến khích việc các bên hòa giải đối với những tranh chấp về đất đai. Khi các bên có tranh chấp liên quan đến việc lấn chiếm ngõ đi chung thì chúng ta có thể nộp đơn yêu cầu UBND cấp xã tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật.

Quyền tố cáo hành vi lấn chiếm và mẫu đơn tố cáo

Theo quy định tại Khoản 7 Điều 166 Luật Đất đai 2013:

Người sử dụng đất có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.

Khi phát hiện hành vi lấn chiếm đất thuộc lối đi chung, chúng ta có thể thực hiện thủ tục tố các hành vi nói trên tại UBND cấp xã giải quyết.

Hành vi trên đã vi phạm những quy định trong lĩnh vực quản lý hành chính về đất đai và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP.

Tố cáo khi bị lấn chiếm đất đai

Tố cáo khi bị lấn chiếm đất đai

>>>Click Tải: Mẫu đơn tố cáo lấn chiếm lối đi chung

Yêu cầu UBND các cấp giải quyết tranh chấp.

Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 thì :nhà nước khuyến khích việc các bên hòa giải đối với những tranh chấp về đất đai. Khi các bên có tranh chấp liên quan đến việc lấn chiếm ngõ đi chung thì chúng ta có thể nộp đơn yêu cầu UBND cấp xã tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật.

Trước hết phải làm đơn yêu cầu UBND xã tiến hành hòa giải tranh chấp, lấn chiếm ngõ đi chung đang xảy ra giữa các bên. Trong thời hạn 45 ngày kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu, UBND xã phải tiến hành hòa giải và làm biên bản kết quả hòa giải theo quy định tại Điều 201 Luật Đất đai 2013.

Theo Điều 202 Luật Đất đai thì có thể yêu cầu UBND cấp huyện nơi có tranh chấp giải quyết.

Khởi kiện lên Tòa án.

Theo quy định tại Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP, đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất cũng như trong trường hợp này là việc lấn chiếm ngõ đi chung thì phải tiến hành thủ tục hòa giải tại UBND thì mới đủ điều kiện để khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp.

Theo quy định tại Điều 35, Điều 39 BLTTDS 2015 Đối với tranh chấp liên quan đến lấn chiếm lối đi chung thì tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân cấp Huyện nơi có đất đang tranh chấp.

>>> Xem thêm: Mẫu đơn kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai

Chế tài xử phạt đối với hành vi lấn chiếm đất đai

Mức phạt tiền đối với hành vi lấn, chiếm đất phụ thuộc vào loại đất bị lấn chiếm, diện tích, khu vực và đối tượng thực hiện hành vi. Mức xử phạt đối với hành vi này được quy định tại Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, cụ thể:

Lấn chiếm đất chưa sử dụng (ở nông thôn):

  • Dưới 0.05 ha : 02-03 triệu đồng
  • Từ 0,05 đến dưới 0,1 ha : 3-5 triệu đồng
  • từ 0,1 đến dưới 0,5 ha : 5-15 triệu đồng
  • Từ 0,5 đến dưới 01 ha : 15-30 triệu đồng
  • Từ 1 ha trở lên 30-70 triệu đồng .

Lấn chiếm nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất (ở nông thôn)

  • Dưới 0.05 ha : 03-05 triệu đồng
  • Từ 0,05 đến dưới 0,1 ha : 5-10 triệu đồng
  • từ 0,1 đến dưới 0,5 ha : 10-30 triệu đồng
  • Từ 0,5 đến dưới 01 ha : 30-50 triệu đồng
  • Từ 1 ha trở lên 50-120 triệu đồng .

Lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất(ở nông thôn)

  • Dưới 0.02 ha : 03-05 triệu đồng
  • Dưới 0,0,5 ha: 5-7 triệu đồng
  • Từ 0,05 đến dưới 0,1 ha : 7-15 triệu đồng
  • từ 0,1 đến dưới 0,5 ha : 15-40 triệu đồng
  • Từ 0,5 đến dưới 01 ha : 40-60 triệu đồng
  • Từ 1 ha trở lên: 60-150 triệu đồng .

Lấn, chiếm đất phi nông nghiệp, trừ trường hợp lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình và đất công trình có hành làn bảo vệ, đất trụ sở làm việc và cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức (ở nông thôn)

  • Dưới 0,0,5 ha: 10-20 triệu đồng
  • Từ 0,05 đến dưới 0,1 ha : 20-40 triệu đồng
  • Từ 0,1 đến dưới 0,5 ha : 40-100 triệu đồng
  • Từ 0,5 đến dưới 01 ha : 100-200 triệu đồng
  • Từ 1 ha trở lên: 200-500 triệu đồng .

Đây là mức phạt đối với các trường hợp lấn chiếm đất ở nông thôn, mức phạt ở thành thị thì Bằng 02 lần mức phạt ở nông thôn nhưng không vượt quá:

  • Cá nhân: 500 triệu đồng;
  • Tổ chức: 1 tỷ đồng.

Chế tài xử lý khi lấn chiếm đất đai

Chế tài xử lý khi lấn chiếm đất đai

Luật sư tư vấn giải quyết lấn chiếm lối đi chung

  • Tư vấn quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo
  • Xác định trường hợp lấn chiếm lối đi chung bị khiếu nại
  • Tư vấn trình tự, thủ tục khiếu nại tố cáo lấn chiếm lỗi đi chung
  • Tư vấn nội dung khiếu nại, tố cáo, làm rõ các yêu cầu giải quyết
  • Tư vấn việc bổ sung các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khiếu nại, tố cáo
  • Hỗ trợ soạn thảo, hoàn thiện hình thức, nội dung đơn khiếu nại, tố cáo
  • Tư vấn Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai
  • Giải quyết tranh chấp ranh giới đất đai liền kề hàng xóm

Các câu hỏi thường gặp về lấn chiếm lối đi chung

Ai có quyền khiếu nại lấn chiếm lối đi chung?

Theo quy định tại Khoản 7 Điều 166 Luật Đất đai 2013:

Người sử dụng đất có quyền khiếu nại về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.

Khi phát hiện hành vi lấn chiếm đất thuộc lối đi chung, chúng ta có thể thực hiện thủ tục khiếu nại các hành vi nói trên tại Ủy ban Nhân dân (UBND) cấp xã giải quyết.

Hành vi trên đã vi phạm những quy định trong lĩnh vực quản lý hành chính về đất đai và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP.

Người dân cần phải làm đơn yêu cầu UBND xã tiến hành hòa giải tranh chấp, lấn chiếm ngõ đi chung đang xảy ra giữa các bên. Trong thời hạn 45 ngày kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu, UBND xã phải tiến hành hòa giải và làm biên bản kết quả hòa giải theo quy định tại Điều 201 Luật Đất đai 2013.

>>> Xem thêm: Mẫu đơn khiếu nại lấn chiếm lối đi chung

Thẩm quyền nào giải quyết đơn khiếu nại lấn chiếm lối đi chung?

  • Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban Nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp theo quy định tại Điều 17 Luật Khiếu nại 2011.
  • Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp huyện giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình. Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp xã, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban Nhân dân cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết Điều 18 Luật Khiếu nại 2011.

Hành vi xây tường rào lấn chiếm lối đi chung bị xử phạt như thế nào?

Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định việc gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác, xây tường rào lấn chiếm lối đi chung gây ảnh hưởng đến đi lại của những hộ gia đình khác bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Đồng thời, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.

Làm gì để giải quyết hòa nhã khi có hành vi lấn chiếm lối đi chung hàng xóm với nhau?

Khi rơi vào trường hợp này các hàng xóm trong khu vực ngõ bị chiếm giữ cần có sự họp mặt và trao đổi thống nhất với nhau, chia sẽ một phần lợi ích nhỏ để có được lối đi vào ngõ thông thoáng. Ý kiến của tập thể, số đông sẽ là cách giải quyết hiệu quả nhất chấm dứt tình trạng lấn chiếm ngõ đi chung.

Bài viết trên đã cung cấp một số thông tin về các trường hợp lấn chiếm lối đi chung,việc cần làm khi bị lấn chiếm,….Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích được cho Quý khách hàng. Nếu Quý khách hàng có thắc mắc cần giải đáp,hãy liên hệ trực tiếp Luật sư tư vấn vấn luật đất đai của chúng tôi qua hotline 1900.633.716 để được tư vấn trực tuyến miễn phí cụ thể hơn.

Scores: 4.8 (14 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,818 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716