Giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn mua đất là tranh chấp giữa các bên cùng nhau huy động vốn để cùng nhau mua chung mảnh đất. Trong trường hợp có tranh chấp xảy ra thì để giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn các bên theo hợp đồng cần biết các quy định, thẩm quyền giải quyết. Do đó, để hiểu rõ hơn về vấn đề trên thì Luật L24H chúng tôi sẽ cung cấp thêm thông tin về vấn đề này cũng như là thủ tục thông qua bài viết dưới đây.
Tranh chấp trong hợp đồng góp vốn mua đất
Hợp đồng góp vốn mua đất là gì?
Hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể về hợp đồng góp vốn nhưng có thể hiểu hợp đồng góp vốn mua đất là văn bản được các bên tham gia thỏa thuận, ký kết với mục đích góp vốn hợp tác mua bán đất để thu về lợi nhuận cho các bên dựa trên ý kiến đồng nhất giữa các bên hoặc theo quy định pháp luật.
>>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng góp vốn mua cá nhân
Quy định về hợp đồng góp vốn mua đất
Về hợp đồng là một loại văn bản ghi nhận thỏa thuận của các bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ. Theo đó, căn cứ quy định tại Điều 398 Bộ luật Dân sự 2015 về nội dung của hợp đồng như sau:
Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.
Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:
- Đối tượng của hợp đồng;
- Số lượng, chất lượng;
- Giá, phương thức thanh toán;
- Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
- Quyền, nghĩa vụ của các bên;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
- Phương thức giải quyết tranh chấp.
Theo đó, ngoài những nội dung được quy định ở trên thì đối với nội dung của Hợp đồng góp vốn gồm những nội dung cụ thể trong hợp đồng như sau:
- Số tiền góp vốn hoặc tỷ lệ góp vốn tương ứng để mua đất
- Thông tin về thửa đất và tài sản gắn liền với đất
- Nội dung về phân chia quyền sử dụng, quyền quản lý, khai thác đất đai
- Nội dung phân chia lợi nhuận trong trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất mà các bên đã góp tiền mua chung
Như vậy, theo như quy định trên thì hợp đồng góp vốn mua đất là văn bản do các bên tự thỏa thuận việc góp vốn để mua đất. Cùng với đó, việc góp vốn mua đất sẽ thu lại được lợi nhuận hoặc có thể có quyền sử dụng một thửa đất trong phần góp vốn để mua mảnh đất đó.
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong hợp đồng góp vốn mua đất
Căn cứ theo quy định tại Điều 98 Luật Đất đai 2013 về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp hợp đồng góp vốn mua đất được quy định cụ thể như sau:
- Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Mỗi người sẽ được cấp 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.
Do đó, thửa đất được nhiều người góp vốn mua chung là tài sản thuộc sở hữu chung bởi những người tham gia góp vốn và họ có quyền sử dụng, quản lý, định đoạt tài sản đó. Nếu như đủ điều kiện được nếu trên, thì sẽ được Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong hợp đồng góp vốn mua đất.
Rủi ro thường gặp khi góp vốn mua chung đất
Khi góp vốn mua chung đất sẽ thường gặp các rủi ro khi hợp tác mua đất chung với người khác như sau:
- Trong trường hợp chỉ có một người đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và những người khác không đứng tên, cũng không có văn bản thỏa thuận về việc góp vốn mua đất thì sẽ bị mất quyền lợi nếu người kia gian dối, không thừa nhận việc góp vốn.
- Khi khai thác quyền sử dụng đất, nếu muốn chuyển nhượng hoặc cho thuê thì phải có sự đồng ý của tất cả nếu không được đồng ý phải thực hiện thủ tục tách thửa. Tuy nhiên trên thực tế có nhiều người không thông qua ý kiến cho phép của tất cả người có quyền đối với thửa đất đó và dẫn đến tranh chấp.
- Tuy trên thực tế có tồn tại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có tên của nhiều người cùng góp tiền mua đất, nhưng khi khai thác quyền sử dụng đất lại không xác định được giới hạn của quyền khai thác trong mảnh đất đã mua và dễ xảy ra tranh chấp.
- Thủ tục tách thửa, tách sổ khi góp vốn mua đất không hề dễ dàng. Trường hợp mảnh đất sở hữu chung có diện tích quá nhỏ thì sẽ không thể tiến hành thủ tục tách được thửa đất.
Cơ sở pháp lý: Điều 167, Điều 98 Luật Đất đai 2013
Ngoài ra còn có những trường hợp khác nữa nhưng trên đây là một số rủi ro thường gặp trong hợp đồng góp vốn mua đất.
Rủi ro khi góp vốn mua đất
Giải quyết tranh chấp trong hợp đồng góp vốn mua đất
Về vấn đề giải quyết tranh chấp trong hợp đồng góp vốn mua đất được quy định như sau:
- Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
- Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
- Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì các bên có quyền khởi kiện yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
Cơ sở pháp lý: Điều 202, Điều 203 Luật Đất đai 2013
>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn kinh doanh
Thủ tục khởi kiện tranh chấp trong hợp đồng góp vốn
Trình tự khởi kiện tranh chấp hợp đồng góp vốn được thực hiện theo thủ tục như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện gồm Đơn khởi kiện và chứng cứ kèm theo;
- Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền
- Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí để Tòa án thụ lý vụ án;
- Bước 4: Tòa án triệu tập đương sự lấy lời khai; thực hiện các hoạt động thu thập tài liệu chứng cứ khác;
- Bước 5: Tòa án mở phiên họp hòa giải; kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công bố chứng cứ;
- Bước 6: Mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án tranh chấp hợp đồng góp vốn mua đất.
Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn mua đất
- Tư vấn các quy định của pháp luật về hợp đồng góp vốn mua nhà, đất và các phương thức để giải quyết tranh chấp;
- Hướng dẫn soạn thảo đơn khởi kiện;
- Hỗ trợ thu thập tài liệu, chứng cứ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình;
- Đại diện cho khách hàng nộp đơn khởi kiện và theo dõi các thông báo lên làm việc từ Tòa án;
- Tham gia tố tụng tại Tòa án với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp;
- Tư vấn các vấn để khác có liên quan đến tranh chấp góp vốn mua đất.
Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn
Như vậy, việc giải quyết tranh chấp trong hợp đồng góp vốn mua đất có các phương hướng giải quyết như sau: các bên tự mình hòa giải hoặc hòa giải tại cơ sở và được khởi kiện đến tòa án có thẩm quyền để giải quyết. Bài viết trên do Luật L24H đã cung cấp các quy định, thủ tục liên quan, nếu các bạn có khó khăn hoặc thắc mắc gì cần luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự vui lòng liên hệ qua hotline 1900.633.716 để được các luật sư chuyên hợp đồng hỗ trợ giải đáp miễn phí.