Hướng dẫn giải quyết tranh chấp giành quyền giám hộ cho người thân

Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp giành quyền giám hộ cho người thân là tình huống tranh chấp thường xảy ra liên quan đến đại diện, thừa kế. Việc giám hộ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhân thức, làm chủ hành vi phải tuân theo quy định của pháp luật. Trên thực tế nhiều vụ án có hành vi giao dịch lừa dối, giả tạo trót lọt do lợi dụng lợi thế của việc giám hộ. Do đó việc tìm đến đơn vị chuyên tư vấn luật dân sự về thừa kế, giám hộ để tham khảo là điều hết sức cần thiết. Bài viết Luật L24H sẽ hướng dẫn chi tiết về quy định luật giám hộ, thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp quyền giám hộ qua nội dung bên dưới.

Giải quyết tranh chấp giành quyền giám hộ

Giải quyết tranh chấp giành quyền giám hộ

Quy định của pháp luật về điều kiện giám hộ

Đối với cá nhân:

Căn cứ theo quy định tại Điều 49 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015 thì cá nhân phải đáp ứng các điều kiện để làm người giám hộ như sau:

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
  • Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
  • Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
  • Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.

Đối với pháp nhân:

Tại Điều 50 BLDS 2015 thì pháp nhân làm người giám hộ phải thỏa mãn điều kiện sau đây:

  • Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ;
  • Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

Có được thay đổi người giám hộ cho người khác không?

Thay đổi người giám hộ trong trường hợp nào

Theo quy định tại khoản 1 Điều 60 BLDS 2015 thì người giám hộ được thay đổi cho người khác trong các trường hợp sau đây:

  • Người giám hộ không còn đủ các điều kiện quy định tại Điều 49, Điều 50 của Bộ luật dân sự 2015;
  • Người giám hộ là cá nhân chết hoặc bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, mất năng lực hành vi dân sự, mất tích; pháp nhân làm giám hộ chấm dứt tồn tại;
  • Người giám hộ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ;
  • Người giám hộ đề nghị được thay đổi và có người khác nhận làm giám hộ.

Giải quyết tranh chấp giành quyền giám hộ

Tranh chấp giành người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên

Theo điểm a, b khoản 1 Điều 47 BLDS 2015 quy định về người chưa thành niên được giám hộ như sau:

  • Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;
  • Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;

Căn cứ theo Điều 52 BLDS 2015 quy định về người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên như sau:

  • Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.
  • Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.
  • Trường hợp không có người giám hộ quy định tại hai trường hợp trên thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.

Tranh chấp giành người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự

Theo Điều 53 BLDS 2015 quy định trường hợp không có người giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau:

  • Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.
  • Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.
  • Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.

Tòa án có thẩm quyền giải quyết, hồ sơ khởi kiện tranh tụng

Khoản 14 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35, điểm a Khoản 1 Điều 39 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến giành quyền giám hộ. Hồ sơ khởi kiện bao gồm:

Căn cứ theo Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS 2015) khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:

  1. Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
  2. Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
  3. Thông tin của người khởi kiện
  4. Thông tin của của người có quyền và lợi ích được bảo vệ
  5. Thông tin của của người bị kiện
  6. Thông tin của của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
  7. Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
  8. Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
  9. Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện;
  10. Đơn khởi kiện dân sự theo Mẫu 23-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP) quy định đơn

Tài liệu, hồ sơ đính kèm

>>> Click tải ngay: Mẫu đơn khởi kiện dân sự

  • Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, hồ sơ đính kèm nhằm cung cấp thông tin đủ điều kiện thay đổi người giám hộ theo Điều 60 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015).

Thủ tục tiếp nhận và thụ lý

Căn cứ theo BLTTDS 2015, thủ tục tiếp nhận và thủ lý được quy định như sau:

Bước 1: Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, hồ sơ đính kèm đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án;
  • Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
  • Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Bước 2: Sau khi tiếp nhận đơn nhận đơn khởi kiện, Tòa án gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện:

  • Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn đối với trường hợp nhận đơn qua dịch vụ bưu chính
  • Thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có) trong trường hợp nhận đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến.

Bước 3: Trong thời hạn kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện:

  • Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện (03 ngày làm việc)
  • Kể từ ngày được phân công, Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí (Trong thời hạn 05 ngày làm việc).
  • Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.

Bước 4: Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

Bước 5: Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp giành quyền giám hộ

  • Tư vấn luật liên quan đến quyền giám hộ;
  • Tư vấn về hậu quả sẽ xảy ra khi chấm dứt việc giám hộ, và được chấm dứt trong trường hợp nào;
  • Tư vấn quy định pháp luật về quản lý tài sản của người được giám hộ;
  • Tư vấn soạn mẫu đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp giành quyền giám hộ;
  • Luật sư tham gia tố tụng tại Tòa bảo vệ quyền lợi khách hàng.

>>> Xem thêm: Dịch vụ luật sư tranh tụng

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp giành quyền giám hộ

Giải quyết tranh chấp về quyền giám hộ đã được quy định cụ thể tại các điều khoản của luật. Giải quyết các tranh chấp để giành quyền giám hộ cũng sẽ tránh được các rủi ro khi quyền giám hộ bị xâm phạm. Nếu Quý bạn muốn được hỗ trợ và tư vấn luật dân sự cụ thể hơn xin vui lòng liên hệ qua HOTLINE: 1900.633.716 để được Luật sư Dân sự hỗ trợ kịp thời và chính xác nhất. Xin cảm ơn.

Scores: 4.5 (32 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,828 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716