Giải quyết khi người thân của bị can kêu oan là trường hợp mà bị can không có đơn kêu oan nhưng ông, bà, cha, mẹ, vợ hoặc chồng, anh chị em ruột kêu oan. Vậy người thân của bị can có thể gửi đơn cầu cứu kêu oan thay bị can có được hay không? Giải quyết đơn kêu oan của người thân bị can như thế nào? Hãy xem bài tư vấn chi tiết hơn của Luật L24H dưới đây.
Người thân bị can kêu oan
Kêu oan là gì?
Kêu oan có thể hiểu là trong trường hợp nếu người bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án cho rằng họ không thực hiện hành vi phạm tội nhưng lại bị các cơ quan chức năng, người có thẩm quyền khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử một cách “trái pháp luật” thì họ có quyền tiến hành kêu oan, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền kịp thời khắc phục, sửa chữa sai sót.
Xét về mặt nội dung, “đơn kêu oan” của người cho rằng mình bị oan có thể viết với nội dung: tố cáo hành vi bức cung, dùng nhục hình trong quá trình điều tra, hay khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử oan, sai … đối với cán bộ trong hoạt động tư pháp.
Cần làm gì khi muốn kêu oan?
Hiện tại pháp luật chưa có văn bản nào quy định cụ thể thủ tục kêu oan khi phát hiện có dấu hiệu “oan sai”.
Người bị buộc tội khi bị khởi tố, truy tố hoặc bị xét xử về một hành vi phạm tội mà bản thân không thực hiện thì có thể làm đơn kêu oan gửi đến các cơ quan có thẩm quyền. Trong đơn nêu đầy đủ các thông tin, chứng cứ để thể hiện bản thân không đủ dấu hiệu phạm tội; hoặc dẫn chứng việc có sai phạm về mặt tố tụng, nội dung.
Làm đơn kêu oan
Người thân của bị can có thể làm đơn kêu oan không?
Hiện chưa có quy định trực tiếp cụ thể về “kêu oan” mà trên thực tế, thủ tục này thường được hiểu một cách gián tiếp thông qua những quy định khác trong Luật tố tụng hình sự. Không chỉ bị can mà người thân của họ, tùy từng trường hợp cụ thể mà sẽ có những hình thức kêu oan phù hợp.
- Giai đoạn điều tra và khởi tố, người thân của bị can có thể gửi thư kiến nghị gửi cơ quan điều tra, đưa ra lý do và đề nghị xem xét
- Giai đoạn truy tố, người thân của bị can “kêu oan” với Viện kiểm sát bằng cách gửi thư đề nghị Viện kiểm sát xem xét.
- Giai đoạn xét xử sơ thẩm, người thân của bị can “kêu oan” có thể gửi thư kiến nghị
Nội dung mẫu đơn kêu Oan
Hiện chưa có quy định cụ thể hướng dẫn cách trình bày đơn kêu oan. Thông thường lá đơn bao gồm các nội dung sau:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ
- Tên của lá đơn
- Kính gửi
- Họ và tên người làm đơn
- Thông tin người làm đơn
- Nội dung vụ việc
- Đề nghị xem xét lại bản án hoặc khiếu nại người, cơ quan tiến hành tố tụng
- Địa điểm, thời gian làm đơn
- Chữ ký của người làm đơn
Mẫu đơn kêu oan
>>> CLICK TẢI: Mẫu đơn kêu oan
Cách viết mẫu đơn kêu oan
- Quốc hiệu, tiêu ngữ: Ghi ở phía trên, chính giữa lá đơn
- Tên của lá đơn: Ghi in hoa: ĐƠN KÊU OAN hoặc ĐƠN ĐỀ NGHỊ CỨU TRỢ KHẨN CẤP/ ĐƠN KÊU CỨU KHẨN CẤP
- Kính gửi: Tại đây điền tên cá nhân /cơ quan có thẩm quyền giải quyết
Ví dụ: Chủ tịch nước, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát Tối cao, v.v.
- Họ và tên người làm đơn: Ghi đầy đủ họ tên của người làm đơn
- Thông tin người làm đơn: Mục này ghi năm sinh, hộ khẩu thường trú, địa chỉ liên hệ và số điện thoại người làm đơn.
- Nội dung vụ việc: Tại đây, người làm đơn ghi rõ mình (hoặc người thân của mình) là bị cáo trong vụ án nào. Đưa ra căn cứ cho rằng việc xét xử có dấu hiệu oan sai và đề nghị cá nhân, cơ quan có thẩm quyền xem xét.
Ví dụ: cựu chiến binh… bị xét xử theo bản án…….tại Tòa án quân sự……. Trong quá trình xét xử bản thân có dấu hiệu oan sai và bị trù dập nên làm đơn xin phép cơ quan chức năng xem xét.
- Khiếu nại người, cơ quan tiến hành tố tụng (nếu có)
- Địa điểm, thời gian làm đơn
- Chữ ký của người làm đơn
Thủ tục, trình tự kêu oan cho người thân
Trường hợp nào thì sử dụng
Như đã trình bày ở đầu bài viết, hiện chưa có quy định cụ thể liên quan đến việc kêu oan. Vì vậy, khi cảm thấy việc xét xử của Tòa án chưa khách quan, chưa đúng pháp luật, bị cáo có quyền viết đơn kháng cáo hoặc xin giảm nhẹ hình phạt.
(Điểm m khoản 2 Điều 61 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)
Ngoài ra, bị cáo, hoặc người thân của bị cáo có quyền yêu cầu luật sư tham gia bào chữa trong vụ án đó tại cấp phúc thẩm (điểm g khoản 2 Điều 61 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)
Về thủ tục yêu cầu luật sư trong vụ án hình sự, vui lòng tham khảo tại:
Thủ tục và trình tự thực hiện
Theo quy định tại Điều 331 Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) 2015 :
Quyền kháng cáo thuộc về bị cáo, người bào chữa, người bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án … được quy định chi tiết tại Điều 331 BLTTHS 2015.
Căn cứ theo Điều 332 BLTTHS 2015: Đơn kháng cáo được gửi đến Tòa án đã xét xử cấp sơ thẩm hoặc phúc thẩm trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tuyên án.
Nếu bị cáo đang bị tạm giam, Giám thị trại giam phải đảm bảo cho bị cáo thực hiện quyền kháng cáo và chuyển đơn đến Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án , quyết định bị kháng cáo.
Trường hợp bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn trên được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc tính từ ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật.(Điều 333 BLTTHS 2015 )
Về thủ tục xin giảm nhẹ án phạt, Quý khách có thể tham khảo chi tiết tại:
Thẩm quyền giải quyết đơn kêu oan
Khi thấy người thân của mình bị tạm giam, tạm giữ điều tra hoặc đã có quyết định khởi tố thì có thể gửi đơn kêu cứu yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết như Viện kiểm sát, Tòa án,
Căn cứ xác định oan sai trong tố tụng hình sự
Để xác định một người có phạm tội hay không cần xét theo 04 yếu tố cấu thành của tội phạm: khách thể, mặt khách quan, chủ thể và mặt chủ quan. Tùy từng tội mà có những căn cứ xác định khác nhau. Chỉ khi nào hành vi của người này đủ dấu hiệu phạm tội theo luật định thì mới có căn cứ để khởi tố, truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trong trường hợp chủ đủ dấu hiệu, không đủ căn cứ nhưng Viện kiểm sát, cơ quan điều tra, Tòa án vẫn tiến hành các thủ tục để khởi tố, truy tố bị can thì có dấu hiệu của việc “oan sai”
Căn cứ xác định oan sai
Luật sư tư vấn kêu oan thay cho bị can
- Tư vấn về đơn cầu cứu, đơn kêu oan
- Hỗ trợ soạn thảo đơn cầu cứu, đơn kêu oan
- Tư vấn thủ tục kêu oan cho người thân bị can
>>> Tham khảo thêm về: Dịch vụ luật sư hình sự
Như vậy, qua bài tư vấn trên, chúng tôi đã hướng dẫn Quý khách hàng về trường hợp người thân của bị can kêu oan. Nếu Quý khách hàng gặp khó khăn trên con đường tìm lại công lý, cần luật sư tư vấn luật hình sự hoặc sử dụng DỊCH VỤ LUẬT SƯ của Luật L24H để được tư vấn, hỗ trợ đơn từ kêu oan, vui lòng liên hệ qua Hotline 1900.633.716 để được luật sư chuyên môn trực tiếp giải đáp trực tuyến miễn phí. Chúng tôi sẽ nỗ lực sát cánh cùng Quý khách hàng trong suốt quá trình tranh tụng. Xin chân thành cảm ơn./.