Hướng dẫn giải quyết chia nợ ngân hàng khi vợ chồng ly hôn

Giải quyết chia nợ ngân hàng khi vợ chồng ly hôn là vấn đề quan trọng khi hai vợ chồng quyết định ly hôn. Pháp luật nước ta hiện nay cũng đã đưa ra quy định về việc phân chia tài sản chung, tài sản riêng, con cái, giải quyết nợ nần một cách rõ ràng. Để hiểu rõ hơn về quy định của pháp luật về việc giải quyết chia nợ vay ngân hàng sau khi vợ chồng ly hôn mời quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Quy định về chia nợ ngân hàng khi vợ chồng ly hôn

Quy định về chia nợ ngân hàng khi vợ chồng ly hôn

Quy định pháp luật về xác định nghĩa vụ tài sản của vợ chồng

Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ chồng

Căn cứ vào Điều 45 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây:

  • Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn.
  • Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
  • Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình.
  • Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.

Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng

Căn cứ theo Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định giữa vợ, chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau:

  • Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ, chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ, chồng cùng phải chịu trách nhiệm.
  • Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.
  • Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
  • Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình.
  • Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật Dân sự thì cha mẹ phải bồi thường.
  • Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

Giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn

Căn cứ vào Điều 60 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 thì giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn được quy định như sau:

Thứ nhất, quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.

Thứ hai, trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự và các quy định sau đây để giải quyết:

  • Điều 27 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 về trách nhiệm liên đới của vợ, chồng;
  • Điều 37 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 về nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng;
  • Điều 45 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 về nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng.

Ngoài ra, căn cứ vào khoản 3 Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, Tòa án phải xác định vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba hay không để đưa người thứ ba vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

  • Trường hợp vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba mà họ có yêu cầu giải quyết thì Tòa án phải giải quyết khi chia tài sản chung của vợ chồng.
  • Trường hợp vợ chồng có nghĩa vụ với người thứ ba mà người thứ ba không yêu cầu giải quyết thì Tòa án hướng dẫn họ để giải quyết bằng vụ án khác.

>>>Xem thêm: Tranh chấp tài sản sau ly hôn

Tranh chấp tài sản chung, nợ chung giữa vợ chồng khi ly hôn

Tranh chấp tài sản chung, nợ chung giữa vợ chồng khi ly hôn

Cách giải quyết khoản nợ ngân hàng chung của 02 vợ chồng khi ly hôn

Căn cứ theo quy định tại Điều 27 và Điều 60 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì  nghĩa vụ chung về tài sản hay khoản nợ chung của vợ chồng đối với bên thứ ba vẫn còn khi chấm dứt quan hệ hôn nhân, điều này có nghĩa, dù vợ chồng đã ly hôn, thì vợ chồng vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ chung, trả nợ chung, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác với bên thứ 3. Vì vậy, khoản nợ chung có thể được giải quyết như sau:

  • Một là các bên tự thỏa thuận và không yêu cầu tòa giải quyết.Ở đây vợ chồng có thể sẽ cùng liên đới trả nợ hoặc một trong các bên trả nhưng vẫn phải thông báo cho bên cho vay và được họ đồng ý.
  • Hai là các bên không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Trường hợp có tranh chấp về nghĩa vụ trả nợ thì việc giải quyết nợ sẽ áp dụng các quy định theo Luật hôn nhân và gia đình và Bộ Luật Dân sự để giải quyết.
  • Ba là, trường hợp vợ chồng và người thứ ba là bên chủ nợ có thỏa thuận khác thì giải quyết nợ sẽ thực hiện theo thỏa thuận các bên, trừ trường hợp thỏa thuận đó trái với quy định pháp luật.

Các bên tự thỏa thuận

Việc nợ ngân hàng được chia như thế nào còn phụ thuộc vào việc khoản nợ ngân hàng đó là khoản nợ chung hay là khoản nợ riêng của vợ hoặc chồng.Nếu khoản nợ ngân hàng là từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình,… thì vợ và chồng đều có nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận với ngân hàng về việc quyết định ai là người trả nợ thì sẽ thực hiện theo thỏa thuận đó.

Theo đó, hai vợ chồng có thể thỏa thuận về việc chia sẻ trách nhiệm và tiếp tục trả nợ chung theo một thỏa thuận cụ thể. Điều này có thể bao gồm việc phân chia khoản nợ theo tỷ lệ phần trăm thu nhập hoặc tài sản của từng bên. Đây là một phương pháp yêu cầu sự hợp tác giữa hai bên và có thể cần sự tham gia của ngân hàng.

Tòa án quyết định

Trong trường hợp, vợ chồng không thể tự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phân chia nghĩa vụ trả khoản nợ chung, lúc này vợ/chồng có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết để quyết định phân chia nghĩa vụ trả nợ cho hai vợ chồng, người cho vay sẽ là bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án ly hôn theo quy định của pháp luật.Trong trường hợp này, tòa án sẽ xem xét các yếu tố như thu nhập, tài sản và trách nhiệm cá nhân của mỗi bên để đưa ra quyết định.

Ngoài ra, trong trường hợp có yêu cầu giải quyết vấn đề nợ chung thì Tòa sẽ đưa bên cho vay vào với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan nhằm đảm bảo được quyền lợi của họ. Bởi lẽ có rất nhiều trường hợp vợ chồng ly hôn để trốn tránh trách nhiệm trả nợ. Cho nên nếu bên cho vay không được tòa án đưa vào vụ án với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan thì người cho vay nên tự đề nghị Tòa đưa mình vào tham gia vụ án với tư cách trên để đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình

>>>Xem thêm: Nguyên tắc chia tài sản chung vợ chồng khi ly hôn

Luật sư hướng dẫn giải quyết chia nợ ngân hàng khi vợ chồng ly hôn

  • Tư vấn các quy định pháp luật để vợ/chồng tự thỏa thuận với nhau.
  • Tư vấn trường hợp nào được xác định là nợ riêng của vợ/chồng.
  • Tư vấn về nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng khi đây là khoản nợ chung.
  • Tư vấn về quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba.
  • Tư vấn thủ tục khởi kiện trong trường hợp không thể tự thỏa thuận.
  • Tư vấn, hỗ trợ tìm kiếm, thu thập chứng cứ để xác định khoản nợ chung, riêng.

Luật sư tư vấn giải quyết nợ chung khi  ly hôn

Luật sư tư vấn giải quyết nợ chung khi  ly hôn

Như vậy, nếu là nợ chung thì cả 02 vợ chồng đều có trách nhiệm liên đới trả nợ, khi ly hôn vợ chồng có thể thỏa thuận về trách nhiệm trả nợ mà không cần yêu cầu tòa giải quyết. Trường hợp không thể thỏa thuận thì có thể yêu cầu Tòa án phân chia. Bài viết đã nêu rõ cách giải quyết chia nợ ngân hàng khi vợ chồng ly hôn. Nếu còn thắc mắc cần luật sư hôn nhân gia đình tư vấn hoặc cần sử dụng dịch vụ luật sư ly hôn hãy liên hệ HOTLINE 1900.633.716 để được hỗ trợ kịp thời.

Bài viết liên quan có thể bạn quan tâm: Dịch vụ soạn thảo thỏa thuận chia tài sản chung sau ly hôn

Scores: 4.5 (35 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,914 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716