Trường hợp nào được miễn, giảm tiền xử phạt vi phạm hành chính

Trường hợp nào được miễn, giảm tiền xử phạt vi phạm hành chính là vấn đề mà người tham gia giao thông vẫn luôn thắc mắc, tùy theo tình tiết sự việc và cũng như thuộc đối tượng được giảm xử phạt như: cận nghèo,.. mà có thể quyết định theo tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trong xử phạt hành chính theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính. Thông qua bài viết này tôi sẽ trình bày về các trường hợp được miễn xử phạt hành chính và các trình tự miễn giảm xử phạt vi phạm.

Trường hợp miễn, giảm vi phạm hành chính

Trường hợp miễn, giảm vi phạm hành chính

Vi phạm hành chính là gì?

Pháp luật có quy định cụ thể về hành vi vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.(khoản 1 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi 2020)

Cùng với đó là quy định về xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính( khoản 2 Điều 2 2 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi 2020)

Ta có thể hiểu vi phạm hành chính là hành vi có lỗi với quy định quản lý nhà nước và hành vi này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định pháp luật cụ thể là Luật xử lý vi phạm hành chính.

Đặc điểm của hành vi vi phạm hành chính

Vi phạm hành chính

>>> Xem thêm về: Vi phạm hành chính là gì? các hình thức, nguyên tắc xử phạt

Trường hợp nào được miễn,giảm tiền xử phạt vi phạm hành chính

Giảm tiền phạt với tổ chức, cá nhân gặp khó khăn

Việc giảm một phần tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt đối với cá nhân, tổ chức đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 76 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi 2020)

  • Đối với đối tượng gặp khó khăn đặc biệt kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn; tổ chức đang gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh thì phải có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú
  • Cá nhân mắc bệnh hiểm nghèo thì phải có thêm giấy của cơ sở khám bệnh tuyến huyện trở lên.
  • Tổ chức gặp khó khăn kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.

Cá nhân được miễn phần tiền phạt

Cá nhân được miễn phần tiền phạt còn lại ghi trong quyết định xử phạt do không có khả năng thi hành quyết định nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Đã được giảm một phần tiền phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi 2020) mà tiếp tục gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy han nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi cư trú, học tập, làm việc;
  • Đã nộp tiền phạt lần thứ nhất hoặc lần thứ hai trong trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi 2020) nhưng gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc; trường hợp gặp khó khăn đột xuất về kinh tế do mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn phải có thêm xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện trở lên.

Tổ chức được miễn phần tiền phạt còn lại

Tổ chức được miễn phần tiền phạt còn lại ghi trong quyết định xử phạt khi đáp ứng đủ điều kiện sau đây:

  • Đã được giảm một phần tiền phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi 2020) hoặc đã nộp tiền phạt lần thứ nhất hoặc lần thứ hai trong trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 của Luật này;
  • Đã thi hành xong hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định xử phạt;
  • Tiếp tục gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.

CSPL: Điều 77 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi 2020)

Mức xử phạt vi phạm hành chính

Việc xác định mức hình phạt hành chính dựa vào tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ của vụ việc , và việc áp dụng hình thức tăng nặng giảm nhẹ theo nguyên tắc sau ( điều 9 Nghị định 118/2021/NĐ-CP)

  • Khi xác định mức phạt tiền đối với tổ chức, cá nhân vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ, thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng;
  • Mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó. Trong trường hợp có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên, thì áp dụng mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có từ 02 tình tiết tăng nặng trở lên, thì áp dụng mức tối đa của khung tiền phạt.

Ngoài ra, theo Điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi 2020, mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính được quy định từ 50.000 đồng đến 01 tỷ đồng đối với cá nhân, từ 100.000 đồng đến 02 tỷ đồng đối với tổ chức.

Vậy nên việc xét được mức xử phạt vi phạm hành chính trước hết ta phải xét đến tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để đưa ra hình phạt phù hợp và mức xử phạt tiền cao nhất có thể lên đến 01 tỷ đồng với cá nhân vi phạm hoặc 02 tỷ đối với tổ chức.

Mức xử phạt vi phạm hành chính

Mức xử phạt vi phạm hành chính

Trình tự, thủ tục miễn, giảm tiền xử phạt vi phạm hành chính

Thủ tục đề nghị miễn giảm được thực hiện theo các bước sau:

Căn cứ Điều 77, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi 2020 gồm:

  1. Bước 01: Người có hành vi vi phạm hành chính bị xử phạt nộp đơn kèm theo các giấy tờ liên quan đến người ra quyết định xử phạt;
  2. Bước 02: Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận đơn, người ra quyết định xử phạt phải gửi đơn kèm hồ sơ lên cấp trên trực tiếp;

Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được đơn, cấp trên trực tiếp phải xem xét quyết định và thông báo cho người đã ra quyết định xử phạt, người có đơn đề nghị giảm biết; Trong trường hợp không đồng ý với việc giảm, miễn thì phải nêu rõ lý do.

Luật sư tư vấn về vi phạm hành chính

  • Tư vấn soạn thảo đơn đề nghị miễn giảm xử phạt hành chính
  • Luật sư trực tiếp đại diện tranh tụng tại Tòa
  • Phân tích, giải quyết theo hướng có lợi cho khách hàng
  • Tư vấn các vấn đề liên quan

Qua bài viết trên ta cũng hiểu được khi bị xử phạt vi phạm hành chính mà người vi phạm mong muốn được miễn, giảm tiền xử phạt thì cần phải hiểu rõ bản thân có thuộc đối tượng được miễn, giảm hay không. Ngoài ra, việc trình bày về trình tự thủ tục đề nghị miễn giảm được nêu cụ thể, nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào cần tôi tư vấn luật hành chính về xử lý vi phạm, vui lòng gọi vào HOTLINE 1900633716 để được tư vấn cụ thể, chi tiết.

Scores: 4.7 (15 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,791 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716