Có được đòi lại tiền mua nhà khi hợp đồng mua nhà không công chứng

Đòi lại tiền mua nhà khi hợp đồng mua nhà không công chứng là vấn đề mà thực tế nhiều người mua nhà đang quan tâm gặp phải. Khi mua bán nhà đất nhưng lại không công chứng hợp đồng thì có những rủi ro gì? Giao tiền nhưng hợp đồng mua nhà không công chứng thì đòi tiền bằng cách nào? Hãy cùng Luật L24H tìm hiểu thêm về vấn đề này để hiểu chi tiết hơn cũng như phòng tránh những rủi ro khi mua nhà không đáng có.

Đòi lại tiền mua nhà

Đòi lại tiền mua nhà khi hợp đồng không công chứng

Hợp đồng mua nhà có cần công chứng?

Theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 thì hợp đồng mua bán nhà đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực

Theo đó, hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất hay hợp đồng mua bán nhà đất là hợp đồng yêu cầu bắt buộc phải tuân thủ việc công chứng hợp đồng mua bán tại cơ quan, văn phòng công chứng. Nếu hợp đồng mua bán nhà đất mà không được công chứng thì đó là hợp đồng vô hiệu hay không có hiệu lực pháp luật.

Mặt khác, khi thực hiện sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã mua, bán mà không có hợp đồng công chứng thì không thể làm thủ tục sang tên theo quy định của pháp luật được. Tuy nhiên, pháp luật hiện nay cũng có quy định hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản thì không cần phải thực hiện công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.

Công chứng hợp đồng mua bán nhà

Công chứng hợp đồng mua bán nhà

Hiệu lực pháp lý của hợp đồng mua bán nhà không công chứng

Theo quy định tại Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015 thì giao dịch dân sự sẽ vô hiệu do không tuân thủ những quy định về hình thức, trừ những trường hợp:

  • Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
  • Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.

Theo đó, các bên đã xác lập văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.

Ví dụ: Anh/chị đã trả 100 triệu đồng trên tổng giá trị hợp đồng mua bán nhà là 700 triệu đồng, tức là chưa thực hiện được ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch mua bán nhà này. Vì vậy, trường hợp anh/chị không tiến hành công chứng, chứng thực hợp đồng mua bán nhà nêu trên thì hợp đồng mua bán nhà sẽ vô hiệu vì vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức của giao dịch dân sự.

Hợp đồng mua nhà viết tay, không công chứng có được lấy lại tiền mua nhà không?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 thì hình thức của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất sẽ dưới dạng:

Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản được quy định ở Điểm b Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013.

Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực. Nếu bên bán và bên mua không thực hiện việc công chứng quyền sử dụng đất, mà chỉ lập thành hợp đồng giấy viết tay thì việc mua bán giữa hai bên là không tuân thủ quy định về mặt hình thức của giao dịch. Tuy nhiên nếu đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán tiền cho bên bán thì hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch dân sự theo quy định tại Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015. Bên cạnh đó, bên mua có quyền yêu cầu bên bán đưa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thực hiện sang tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại văn phòng công chứng đất đai hoặc yêu cầu bên bán trả lại đầy đủ tiền và yêu cầu bồi thường.

Thủ tục khởi kiện đòi tiền mua nhà khi không công chứng hợp đồng mua nhà

Thủ tục khởi kiện đòi tiền mua nhà

Thủ tục khởi kiện đòi tiền mua nhà

  • Liên hệ lại với bên bán để xác minh thông tin lần cuối trước khi khởi kiện
  • Nộp đơn khởi kiện đòi tiền mua nhà (mẫu 23-DS ban hành kèm Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP) cùng hồ sơ chứng cứ lên Tòa án có thẩm quyền giải quyết
  • Nếu đủ hồ sơ tài liệu, toà sẽ thông bài nộp tiền tạm ứng án phí và thông báo thụ lý vụ án (nhận được biên lai)
  • Tiến hành thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng mua nhà.

Cspl: điều 189-196 Bộ luật Dân sự 2015

Luật sư tư vấn đòi tiền mua nhà không công chứng

  • Tư vấn thủ tục công chứng hợp đồng mua bán đất
  • Tư vấn lấy lại tiền mua nhà khi hợp đồng không công chứng
  • Soạn thảo hồ sơ, thủ tục khởi kiện dân sự

Hiện nay, vấn đề mua bán nhà đất nhưng không công chứng hợp đồng diễn ra rất nhiều trong cuộc sống. Để phòng ngừa rủi ro mang lại, Quý khách hàng hãy gọi tới số hotline 1900.633.716 để được luật sư đất đai tư vấn giải đáp thắc mắc cũng như giúp đỡ trong các hợp đồng mua bán nhà đất.

Scores: 4.8 (49 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,828 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716