Cách xử lý cho doanh nghiệp dịch vụ việc làm bị thu hồi giấy phép

Doanh nghiệp dịch vụ việc làm bị thu hồi giấy phép trong một số trường hợp vi phạm quy định của pháp luật hiện hành. Đây là một loại hình doanh nghiệp cung cấp dịch vụ việc làm cho người lao động có nhu cầu, tuy nhiên, những doanh nghiệp này có thể bị thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm khi không đảm bảo những điều kiện nhất định trong quá trình hoạt động.

Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm

Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm

Thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp khi nào?

Theo quy định tại khoản 1 điều 39 Luật Việc làm 2013, khái niệm doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm được quy định như sau:

Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và phải có giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm cấp tỉnh cấp.

Theo đó, có thể thấy doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm thực hiện việc kinh doanh, hoạt động trong lĩnh vực cung ứng việc làm cho những chủ thể có nhu cầu về việc làm, các doanh nghiệp này cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện của hoạt động dịch vụ việc làm và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm.

Trường hợp thu hồi giấy phép

Theo quy định tại khoản 1 điều 21 Nghị định 23/2021/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày ngày 19 tháng 03 năm 2021 quy định chi tiết khoản 3 điều 37 và điều 39 của Luật Việc làm về trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm, trường hợp doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm bị thu hồi giấy phép bao gồm:

  • Chấm dứt hoạt động dịch vụ việc làm theo đề nghị của doanh nghiệp;
  • Doanh nghiệp giải thể hoặc bị Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản;
  • Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép;
  • Bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động dịch vụ việc làm từ 03 lần trong khoảng thời gian tối đa 36 tháng kể từ ngày bị xử phạt lần đầu tiên hoặc cố tình không chấp hành quyết định xử phạt;
  • Doanh nghiệp có hành vi giả mạo các văn bản trong hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, cấp lại giấy phép hoặc tẩy xóa, sửa chữa nội dung giấy phép đã được cấp;
  • Không đảm bảo một trong các điều kiện quy định tại Điều 14 Nghị định này;
  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là người nước ngoài không đủ điều kiện làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 151 của Bộ luật Lao động năm 2019.

Như vậy, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm có thể bị thu hồi giấy phép trong trường hợp:

  • Không đáp ứng các điều kiện hoạt động của doanh nghiệp như: điều kiện về giấy chứng nhận, hoạt động trái pháp luật, phá sản, điều kiện về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp…
  • Vi phạm pháp luật trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp: sử dụng giấy phép sai mục đích, bị xử phạt vi phạm hành chính, có hành vi giả mạo các văn bản…

Quyết định thu hồi giấy phép

Quyết định thu hồi giấy phép

Trách nhiệm của doanh nghiệp khi bị thu hồi giấy phép

Trong trường hợp bị thu hồi giấy phép, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm cần tiến hành các hoạt động được quy định tại điều 22 Nghị định 23/2021/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày ngày 19 tháng 03 năm 2021 quy định chi tiết khoản 3 điều 37 và điều 39 của Luật Việc làm về trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm, cụ thể như sau:

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc không gia hạn hoặc không cấp lại hoặc thu hồi giấy phép, doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện các nội dung sau:

  • Thanh lý các hợp đồng về dịch vụ việc làm đang thực hiện; thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm trong hoạt động dịch vụ việc làm đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật.
  • Công khai nội dung việc chấm dứt hoạt động dịch vụ việc làm trên ít nhất 01 báo điện tử được cấp phép hoạt động theo quy định của pháp luật trong 07 ngày liên tiếp.

Như vậy, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm sau khi bị thu hồi giấy phép bên cạnh việc hoàn thành tất cả các nghĩa vụ trách nhiệm còn phải tiến hành công khai nội dung việc chấm dứt hoạt động dịch vụ việc làm để những người có nhu cầu về việc làm có thể nắm bắt một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

Trình tự thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm bị thu hồi giấy phép trong các trường hợp sau:

  • Chấm dứt hoạt động dịch vụ việc làm theo đề nghị của doanh nghiệp;
  • Doanh nghiệp giải thể hoặc bị Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản;
  • Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

Trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm đối với các trường hợp này được quy định tại khoản 3 điều 21 Nghị định 23/2021/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày ngày 19 tháng 03 năm 2021 quy định chi tiết khoản 3 điều 37 và điều 39 của Luật Việc làm về trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm, cụ thể:

  • Doanh nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
  • Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận đủ hồ sơ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đảm bảo theo quy định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi giấy phép của doanh nghiệp. Quyết định thu hồi giấy phép theo Mẫu số 06 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

Đối với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm bị thu hồi giấy phép trong các trường hợp sau:

  • Cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép;
  • Bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động dịch vụ việc làm từ 03 lần trong khoảng thời gian tối đa 36 tháng kể từ ngày bị xử phạt lần đầu tiên hoặc cố tình không chấp hành quyết định xử phạt;
  • Doanh nghiệp có hành vi giả mạo các văn bản trong hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, cấp lại giấy phép hoặc tẩy xóa, sửa chữa nội dung giấy phép đã được cấp;
  • Không đảm bảo một trong các điều kiện quy định tại Điều 14 Nghị định này;
  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là người nước ngoài không đủ điều kiện làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 151 của Bộ luật Lao động năm 2019.

Trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm đối với các trường hợp này được quy định tại khoản 4 điều 21 Nghị định 23/2021/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày ngày 19 tháng 03 năm 2021 quy định chi tiết khoản 3 điều 37 và điều 39 của Luật Việc làm về trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm, cụ thể:

  • Khi phát hiện hoặc theo yêu cầu của kiến nghị thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với doanh nghiệp thuộc trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e, g khoản 1 Điều này, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính thực hiện kiểm tra, thu thập các bằng chứng liên quan hoặc nghiên cứu hồ sơ do cơ quan có thẩm quyền chuyển đến và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép;
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi giấy phép, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm có trách nhiệm nộp lại giấy phép cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

Như vậy, tùy vào trường hợp mà doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm bị thu hồi giấy phép sẽ áp dụng các trình tự thủ tục thu hồi giấy phép khác nhau.

Phiên giao dịch việc làm

Phiên giao dịch việc làm

Hướng xử lý khi doanh nghiệp dịch vụ việc làm bị thu hồi giấy phép

Theo quy định tại khoản 5 điều 21 Nghị định 23/2021/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày ngày 19 tháng 03 năm 2021 quy định chi tiết khoản 3 điều 37 và điều 39 của Luật Việc làm về trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm bị thu hồi giấy phép trong các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e, g, h khoản 1 Điều 21 dẫn đến việc doanh nghiệp bị thu giấy phép, pháp luật hiện hành quy định về thời gian không được cấp lại giấy phép như sau:

Doanh nghiệp không được cấp giấy phép trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bị thu hồi giấy phép vì vi phạm các nội dung quy định tại các điểm d, đ, e, g, h khoản 1 Điều này.

Như vậy, trong thời hạn 03 năm kể từ ngày bị thu hồi giấy phép, các doanh nghiệp vi phạm không thể tiến hành hoạt động dịch vụ việc làm theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm bị thu hồi hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không đúng luật, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm có thể tiến hành hoạt động khiếu nại theo quy định pháp luật đối với từng trường hợp cụ thể.

Tư vấn về vấn đề thu hồi giấy phép dịch vụ việc làm

  • Tư vấn về điều kiện cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm.
  • Tư vấn về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép
  • Tư vấn về trình tự, thủ tục cấp giấy phép
  • Tư vấn về gia hạn giấy phép
  • Tư vấn về cấp lại giấy phép
  • Tư vấn về các trường hợp thu hồi giấy phép dịch vụ việc làm

Trên đây là nội dung tư vấn giải đáp về trường hợp doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm bị thu hồi giấy phép, trách nhiệm của doanh nghiệp khi bị thu hồi giấy phép, trình tự thủ tục thu hồi giấy phép và hướng xử lý khi doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép. Quý khách hàng nếu có nhu cầu tư vấn luật doanh nghiệp trực tuyến, cụ thể xin vui lòng liên hệ chúng tôi qua số hotline 1900.633.716 để được Luật sư Luật L24H tư vấn kịp thời.

Scores: 4.5 (49 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,828 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716