Định cư nước ngoài có được ủy quyền mua bất động sản tại Việt Nam

Định cư nước ngoài được ủy quyền mua bất động sản tại Việt Nam, thủ tục này đã đáp ứng được nhu cầu của những Việt kiều có mong muốn sở hữu nhà ở hay đất đai tại Việt Nam. Việc lập hợp đồng ủy quyền, giúp người Việt Nam định cư nước ngoài tiết kiệm được rất nhiều thời gian mà vẫn đảm bảo giao dịch an toàn, bản thân được đứng tên trên giấy chứng nhận sở hữu đất ở Việt Nam. Để tìm hiểu rõ hơn về cách thức, cũng như quy trình tiến hành, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật L24HNgười Việt ở nước ngoài ủy quyền mua nhà đất tại Việt Nam

Người Việt ở nước ngoài ủy quyền mua nhà đất tại Việt Nam

Người Việt Nam ở nước ngoài có được ủy quyền mua bán đất động sản tại Việt Nam không?

Người sử dụng đất theo Luật Đất đai 2013 bao gồm cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài, nên người Việt Nam định cư ở nước ngoài sẽ có quyền sử dụng đất tại Việt Nam, được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất và nhận chuyển nhượng.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 167 và khoản 2 Điều 186 Luật Đất đai năm 2013, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền sử dụng đất và sở hữu nhà tại Việt Nam se có quyền chuyển nhượng nhà đất của mình cho người khác. Ngoài ra, Điều 195 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định người không phải là chủ sở hữu chỉ có quyền định đoạt tài sản khi được chủ sở hữu ủy quyền hoặc theo quy định của pháp luật. Vì vậy, những người đang ở nước ngoài có thể ủy quyền cho người khác chuyển nhượng tài sản giúp mình khi họ không ở Việt Nam.

Điều kiện mua Bất động sản khi đang ở nước ngoài.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 được sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

Dù cũng là công dân Việt Nam nhưng khác với những cá nhân trong nước, để có thể mua được những bất động sản như: nhà ở, căn hộ, chung cư, nhà phố hay đất đai tại Việt Nam, thì tùy vào mỗi loại bất động sản mà người Việt Nam định cư ở nước ngoài (hay còn gọi là Việt kiều) sẽ phải đáp ứng những điều kiện nhất định.

Như đối với bất động sản là nhà ở, người Việt Nam đang ở nước ngoài phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch này theo quy định của pháp luật Việt Nam, phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này và không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.

Còn đối với bất động sản là đất đai thì quyền sử dụng đất của người Việt định cư nước ngoài cũng chỉ được giới hạn trong những trường hợp luật định và phải đảm bảo các điều kiện về bất động sản được giao dịch.

( Cơ sở pháp lý: Điều 119 Luật Nhà ở 2014)

Quyền sở hữu bất động sản tại Việt Nam của người định cư ở nước ngoài.

Đối với quyền sử dụng đất.

Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 5 Luật Đất đai 2013, thì những đối tượng sử dụng đất được công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có bao gồm người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Tuy nhiên, không phải nhóm đất nào người Việt Nam định cư ở nước ngoài cũng được sở hữu. Theo dõi tại Điều 169 Luật Đất đai năm 2013 cũng đã quy định những trường hợp người Việt ở nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất, cụ thể như sau:

  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở
  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
  • Được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất.

>>>>Xem thêm: Người nước ngoài có được mua đất ở Việt Nam

Đối với nhà ở

Cũng tương tự như ở Luật Đất đai 2013, tại khoản 2 Điều 7 Luật Nhà ở 2014 cũng cho phép đối tượng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng: người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải thuộc diện được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì mới được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Khác với những đối tượng trong nước thì người Việt Nam ở nước ngoài sẽ được sở hữu nhà ở hợp pháp thông qua những hình thức sau:

  • Mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản
  • Mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân;
  • Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;

( Cơ sở pháp lý: điểm b khoản 2 Điều 8 Luật Nhà ở 2014 )

Thủ tục ủy quyền mua nhà đất tại Việt Nam khi đang ở nước ngoài

Thủ tục ủy quyền mua nhà đất Việt Nam khi ở nước ngoài

Thủ tục ủy quyền mua nhà đất Việt Nam khi ở nước ngoài

Chuẩn bị hồ sơ

Để thực hiện thủ tục ủy quyền mua nhà đất tại Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • Hộ chiếu (hay visa) hoặc giấy tờ tùy thân chứng minh quốc tịch Việt Nam như chứng minh nhân dân, căn cước công dân, sổ hộ khẩu của người ủy quyền và của người nhận ủy quyền
  • Hợp đồng Ủy quyền. Ở văn bản này, người ủy quyền cần chú ý đến việc trình bày phạm vi ủy quyền để thuận tiện cho người được ủy quyền dễ dàng thực hiện các thủ tục liên quan đến nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên người mua.
  • Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bạn dự định mua (nếu có).

Nộp hồ sơ tại cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài

Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được quyền công chứng văn bản ủy quyền và các hợp đồng, giao dịch khác theo quy định của Luật Công chứng và pháp luật về lãnh sự, ngoại giao. Do đó, khi hoàn tất các giấy tờ cần có trong hồ sơ, người mua có thể nộp hồ sơ cần công chứng tại cơ quan lãnh sự Việt Nam. Hồ sơ sẽ được người có thẩm quyền tại cơ quan tiến hành công chứng.

Sau khi hồ sơ ủy quyền đã được công chứng ở nước ngoài, người ủy quyền sẽ phải gửi hợp đồng ủy quyền về Việt Nam để người được ủy quyền nhận được bộ hồ sơ này.

Thời điểm ủy quyền mua nhà đất có hiệu lực.

Sau khi nhận được hợp đồng thì người được ủy quyền sẽ phải đến tổ chức hành nghề công chứng tại Việt Nam để công chứng hợp đồng ủy quyền thụ ủy hay còn gọi là hợp đồng công chứng hai nơi.

Khi đến văn phòng công chứng, người này cũng cần mang theo những giấy tờ:

  • Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu và Sổ hộ khẩu của mình;
  • Hợp đồng ủy quyền đã công chứng tại nước ngoài;

Tại văn phòng công chứng, người được ủy quyền tiến hành  ký tên vào bên nhận ủy quyền trong hợp đồng, tổ chức hành nghề công chứng thực hiện công chứng hợp đồng đó. Kể từ thời điểm đó, hợp đồng ủy quyền sẽ có hiệu lực. Người được ủy quyền sẽ có thể thay mặt người Việt Nam ở nước ngoài ký hợp đồng mua bất động sản tại Việt Nam. Và khi thực hiện xong thủ tục mua bán đất ở Việt Nam, để đảm bảo quyền lợi cho người mua ở nước ngoài, người được ủy quyền cần tiến hành thủ tục sang tên sổ đỏ tại cơ quan đăng ký đất đai, để người mua được đứng tên trên sổ.

Luật sư hướng dẫn soạn thảo giấy tờ ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền mua bất động sản

Hợp đồng ủy quyền mua bất động sản

Trong mỗi một giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản thì việc soạn thảo các nội dung và hình thức của giấy ủy quyền là rất quan trọng. Vì đây, là những tài sản có giá trị lớn. Nên khi tiến hành những giao dịch này luật sư sẽ có vai trò:

  • Cung cấp mẫu giấy ủy quyền
  • Tư vấn về giá trị pháp lý của giấy ủy quyền;
  • Đảm bảo hợp đồng ủy quyền được soạn thảo phù hợp với quy định pháp luật và bảo vệ được quyền lợi của người mua.
  • Chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến thủ tục thực hiện ủy quyền;
  • Tránh được những rủi ro pháp lý có thể xảy ra khi người được ủy quyền vượt quá phạm vi ủy quyền.

Việc mua bất động sản để đầu tư, tích lũy là những giao dịch rất phổ biến ngày nay, những người Việt ở nước ngoài cũng có thể dễ dàng tiến hành những giao dịch này thông qua văn bản ủy quyền. Trình tự, điều kiện cũng như thủ tục tiến hành ủy quyền cũng đã được trình bày sơ lược ở bài viết trên. Nếu trong quá trình tìm hiểu, quý bạn đọc vẫn còn thắc mắc cần được luật sư đất đai hỗ trợ, tư vấn xin vui lòng liên hệ qua hotline 1900.633.716 để được giải đáp kịp thời. Xin cảm ơn.

Scores: 4.9 (46 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,826 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716