Điều kiện và phương thức thanh toán quốc tế

Điều kiện và phương thức thanh toán quốc tế là điều mà các giao dịch, hợp đồng thương mại quốc tế quan tâm để hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế. Có nhiều quy định về điều kiện và phương thức thanh toán khác nhau nhưng phổ biến nhất hiện nay là gì thì bài viết dưới đây của Luật L24H sẽ cung cấp cho bạn đọc tham khảo.

Điều kiện và phương thức thanh toán quốc tế

Điều kiện và phương thức thanh toán quốc tế

Thanh toán quốc tế là gì?

Thanh toán quốc tế là hoạt động thanh toán giữa các bên tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hoặc hợp đồng dịch vụ có yếu tố nước ngoài trong đó có ít nhất một bên liên quan là tổ chức hoặc cá nhân có tài khoản thanh toán ở ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 4 Nghị định 101/2012/NĐ-CP

Quy định về điều kiện thanh toán quốc tế

Điều kiện tiền tệ: là việc quy định sử dụng đơn vị tiền tệ của nước nào để tính toán và thanh toán trong hợp đồng thanh toán quốc tế, đồng thời quy định các xử lý khi có sự biến động về giá trị của đồng tiền đó trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất- nhập khẩu hàng hóa và thanh toán.

Điều kiện địa điểm thanh toán: là nơi người bán nhận được tiền còn người mua trả tiền. Trong thanh toán ngoại thương, địa điểm thanh toán có thể ở nước người nhập khẩu hoặc ở nước người xuất khẩu hoặc ở nước thứ ba

Điều kiện về thời gian thanh toán gồm:

  • Trả tiền trước là việc bên nhập khẩu trả cho bên xuất khẩu toàn bộ hay một phần tiền hàng sau khi hai bên ký kết hợp đồng hoặc sau khi bên xuất khẩu chấp nhận đơn đặt hàng của bên nhập khẩu;
  • Trả tiền ngay là việc người nhập khẩu trả tiền sau khi người xuất khẩu hoàn thành nghĩa vụ giao hàng trên phương tiện vận tải tại nơi quy định hoặc sau khi người nhập khẩu nhận được hàng tại nơi quy định;
  • Trả tiền sau là việc người nhập khẩu trả tiền cho người xuất khẩu sau một khoảng thời gian nhất định kể từ khi giao hàng.

Điều kiện về phương thức thanh toán: đây là điều kiện quan trọng nhất trong hoạt động thanh toán quốc tế. Phương thức thanh toán là cách mà người mua trả tiền và người bán thu tiền về như thế nào. Có nhiều phương thức thanh toán khác nhau. Tuỳ từng điều kiện cụ thể mà người mua và người bán có thể thỏa thuận để xác định phương thức thanh toán cho phù hợp.

Những điều kiện trên được xét chủ yếu trên thực tế giao dịch do các bên thỏa thuận.

Các phương thức thanh toán quốc tế

Các phương thức thanh toán quốc tế

Các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến hiện nay

Phương thức thanh toán trực tiếp

Thanh toán trực tiếp là người mua thanh toán bằng tiền mặt hoặc bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trực tiếp cho người bán mà không thông qua bên thứ ba. Tổ chức tín dụng thực hiện dịch vụ thanh toán giữa người mua và người bán không coi là bên thứ ba.

Theo đó, phương thức chuyển tiền (Remittance) là phương thức mà trong đó khách hàng (người yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng quy định.

Cơ sở pháp lý: khoản 17 Điều 2 Thông tư 60/20159/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 39/2015/TT-BTC

Phương thức thanh toán nhờ thu

Dịch vụ thanh toán nhờ thu, ủy nhiệm thu (sau đây gọi chung là dịch vụ thanh toán ủy nhiệm thu) là việc ngân hàng thực hiện theo đề nghị của bên thụ hưởng thu hộ một số tiền nhất định trên tài khoản thanh toán của bên trả tiền để chuyển cho bên thụ hưởng trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản về việc ủy nhiệm thu giữa bên trả tiền và bên thụ hưởng.

Cơ sở pháp lý: khoản 4 Điều 3 Thông tư 46/2014/TT-NHNN

Phương thức tín dụng chứng từ

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận mà trong đó một Ngân hàng (Ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ ba (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó, khi người thứ ba này xuất trình cho Ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định để ra trong thư tín dụng.

Cơ sở pháp lý:  Các quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, viết tắt là UCP 600 do Phòng Thương mại quốc tế ICC soạn thảo và phát hành

Một số rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế

  • Rủi ro tín dụng
  • Rủi ro tỷ giá
  • Rủi ro quốc gia
  • Rủi ro đạo đức
  • Rủi ro pháp lý
  • Rủi ro trong quá trình hoạt động, tác nghiệp
  • Rủi ro về phương thức thanh toán chuyển tiền (TTR)
  • Rủi ro trong phương thức ghi sổ
  • Rủi ro trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ
  • Rủi ro của nhà xuất khẩu (trung bình)
  • Rủi ro của nhà nhập khẩu (trung bình/cao)
  • Rủi ro của nhà xuất khẩu (cao)
  • Các rủi ro đối với Ngân hàng
  • Rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ

>> Tham khảo chi tiết tại link: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/nhung-rui-ro-trong-thanh-toan-quoc-te.html

Luật sư tư vấn thanh toán quốc tế

Luật sư tư vấn thanh toán quốc tế

Luật sư tư vấn thanh toán quốc tế

Khái niệm thanh toán quốc tế, các điều kiện và phương thức thanh toán là những thông tin mà Luật L24H đã mang đến cho bạn đọc liên quan đến bài viết trên. Nếu có khó khăn hoặc thắc mắc gì hãy vui lòng liên hệ đến hotline 1900.633.716 để được luật sư chuyên tư vấn hợp đồng tư vấn kỹ hơn. Xin cảm ơn.

Scores: 4.9 (46 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,828 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716