Điều kiện tổ chức giám định tư pháp theo hình thức tập thể

Tổ chức giám định tư pháp theo hình thức tập thể là một trong những hình thức giám định tư pháp theo quy định của pháp luật hiện hành. Theo đó, điều kiện tổ chức giám định tư pháp theo hình thức tập thể được quy định chi tiết trong Luật Giám định tư pháp 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020).

Tổ chức giám định tư pháp theo hình thức tập thể

Tổ chức giám định tư pháp theo hình thức tập thể

Khái niệm giám định tư pháp theo quy định của luật

Theo quy định tại khoản 1 điều 2 Luật Giám định tư pháp 2012 (sửa đổi, bổ sung 2020), khái niệm giám định tư pháp được quy định như sau:

Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật này.

Theo đó, có thể hiểu rằng hoạt động giám định tư pháp được thực hiện bởi những chủ thể có chuyên môn riêng trong lĩnh vực này. Từ những hoạt động nghiệp vụ, người giám định tư pháp đưa ra những kết luận của mình nhằm phục vụ công tác điều tra của các cơ quan có thẩm quyền. Đây là một trong những hoạt động quan trọng, giúp hỗ trợ cơ quan điều tra trong quá trình giải quyết vụ việc.

Các loại hình tổ chức giám định tư pháp

Theo quy định của pháp luật hiện nay, tổ chức giám định tư pháp bao gồm hai loại là tổ chức giám định tư pháp công lập và tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập.

Tổ chức giám định tư pháp công lập

Theo quy định tại khoản 1 điều 12 Luật Giám định tư pháp 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), tổ chức giám định tư pháp công lập là:

  • Tổ chức giám định tư pháp công lập được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự.

Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định thành lập hoặc trình cơ quan có thẩm quyền thành lập tổ chức giám định tư pháp công lập trong các lĩnh vực khác sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Có thể thấy, tổ chức giám định tư pháp công lập chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực pháp y, pháp y tầm thần và kỹ thuật hình sự. Đây là những lĩnh vực quan trọng, ảnh hưởng đến an toàn xã hội nên được Nhà nước chú trọng thực hiện.

Theo quy định tại khoản 2 điều 12 Luật Giám định tư pháp 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y bao gồm:

  • Viện pháp y quốc gia thuộc Bộ Y tế;
  • Trung tâm pháp y cấp tỉnh;
  • Viện pháp y quân đội thuộc Bộ Quốc phòng;
  • Trung tâm giám định pháp y thuộc Viện khoa học hình sự, Bộ Công an.

Cũng theo quy định tại khoản 3 điều 12 Luật này, tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y tâm thần bao gồm:

  • Viện pháp y tâm thần trung ương thuộc Bộ Y tế;
  • Trung tâm pháp y tâm thần khu vực thuộc Bộ Y tế.

Căn cứ yêu cầu giám định pháp y tâm thần của hoạt động tố tụng và điều kiện thực tế của các khu vực, vùng miền trong cả nước, Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét, quyết định thành lập Trung tâm pháp y tâm thần khu vực sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Bên cạnh đó, khoản 4 điều 12 Luật Giám định tư pháp 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) cũng liệt kê các tổ chức giám định tư pháp công lập về kỹ thuật hình sự, bao gồm:

  • Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an;
  • Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh;
  • Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phòng;
  • Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Như vậy có thể thấy, tổ chức giám định tư pháp công lập được pháp luật hiện hành liệt kê một cách rõ ràng và chi tiết, điều này giúp người dân có thể dễ dàng tiếp cận được trong trường hợp có nhu cầu.

Tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập

Bên cạnh tổ chức giám định tư pháp công lập, còn có một loại hình khác là tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập (Văn phòng giám định tư pháp). Theo quy định tại điều 14 Luật Giám định tư pháp 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), văn phòng giám định tư pháp được định nghĩa là:

  • Văn phòng giám định tư pháp là tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập, được thành lập trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng, cổ vật, di vật, bản quyền tác giả.
  • Văn phòng giám định tư pháp do 01 giám định viên tư pháp thành lập thì được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng giám định tư pháp do 02 giám định viên tư pháp trở lên thành lập thì được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh.
  • Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng giám định tư pháp là Trưởng văn phòng. Trưởng văn phòng giám định tư pháp phải là giám định viên tư pháp.

Từ quy định trên có thể thấy, văn phòng giám định tư pháp chỉ được thực hiện hoạt động giám định trong một số lĩnh vực nhất định được liệt kê như tài chính, ngân hàng, xây dựng, cổ vật, di vật, bản quyền tác giả. Đây là những lĩnh vực phổ biến trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh tế – xã hội, việc quy định các lĩnh vực trên giúp phân chia lĩnh vực hoạt động của tổ chức giám định tư pháp công lập và ngoài công lập. Điều này giúp cơ quan có thẩm quyền dễ dàng kiểm soát và quản lý hiệu quả hơn trong hoạt động giám định tư pháp.

Lựa chọn tổ chức giám định tư pháp

Lựa chọn tổ chức giám định tư pháp

Điều kiện tổ chức giám định tư pháp tập thể

Pháp luật hiện nay quy định hai hình thức giám định tư pháp là giám định cá nhân và giám định tập thể. Theo quy định tại khoản 1 điều 28 Luật Giám định tư pháp 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), giám định tập thể là:

Giám định tập thể là việc giám định do 02 người trở lên thực hiện.

Điều kiện tổ chức giám định tư pháp tập thể được quy định tại khoản 3 điều 28 Luật Giám định tư pháp 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), theo đó:

  • Trong trường hợp giám định tập thể về một lĩnh vực chuyên môn thì những người giám định cùng thực hiện việc giám định, ký vào bản kết luận giám định chung và cùng chịu trách nhiệm về kết luận giám định đó; nếu có ý kiến khác thì giám định viên ghi ý kiến của mình vào bản kết luận giám định và chịu trách nhiệm về ý kiến đó.
  • Trường hợp giám định tập thể thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau thì mỗi người giám định thực hiện phần việc giám định thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình và chịu trách nhiệm cá nhân về phần kết luận giám định đó.

Như vậy, tùy vào trường hợp cần tiến hành giám định mà sắp xếp những người giám định cho phù hợp để hoạt động giám định đạt được hiệu quả cao nhất.

Người giám định tư pháp

Người giám định tư pháp

>>>Xem thêm: GIÁM ĐỊNH CHỮ KÝ Ở ĐÂU? THỦ TỤC, CHI PHÍ GIÁM ĐỊNH CHỮ KÝ, CHỮ VIẾT

Các trường hợp không được thực hiện giám định tư pháp

Không phải trong bất kỳ trường hợp nào, hoạt động giám định tư pháp cũng có thể được thực hiện. Trong một số trường hợp, pháp luật quy định không được thực hiện hoạt động giám định tư pháp. Theo quy định tại điều 34 Luật Giám định tư pháp 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), các trường hợp không được thực hiện hoạt động giám định tư pháp bao gồm:

Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được thực hiện giám định tư pháp:

  • Thuộc một trong các trường hợp mà pháp luật về tố tụng quy định phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi;
  • Được trưng cầu giám định lại về cùng một nội dung trong vụ án, vụ việc mà mình đã thực hiện giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Tổ chức thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được thực hiện giám định tư pháp:

  • Có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, vụ việc theo quy định của pháp luật về tố tụng;
  • Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng tổ chức này có thể không khách quan, vô tư trong khi thực hiện giám định.

Như vậy, đối với hoạt động giám định tư pháp, cần đảm bảo tính khách quan, rõ ràng, minh bạch để đem lại kết quả giám định tốt nhất.

Tư vấn về điều kiện tổ chức giám định tư pháp theo hình thức tập thể

  • Tư vấn quy định pháp luật trong việc giám định tư pháp theo hình thức tập thể
  • Tư vấn cho khách hàng thủ tục cần thực hiện khi tiến hành giám định tư pháp.
  • Tư vấn về chi phí phải trả khi khách hàng có yêu cầu giám định
  • Soạn thảo hồ sơ giám định và các loại giấy tờ có liên quan.
  • Đại diện khách hàng làm việc tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Nhận kết quả giám định và bàn giao cho khách hàng.

Trên đây là nội dung tư vấn giải đáp về điều kiện tổ chức giám định tư pháp theo hình thức tập thể, các loại hình tổ chức giám định tư pháp, điều kiện tổ chức giám định tư pháp, các trường hợp không được thực hiện giám định tư pháp. Quý khách hàng nếu có nhu cầu luật sư tư vấn cụ thể xin vui lòng liên hệ chúng tôi qua số hotline 1900.633.716 để được Luật L24H hỗ trợ tư vấn trực tuyến miễn phí 24/24.

Scores: 4.7 (31 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,826 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716