Điều kiện thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ

Điều kiện thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ là các yêu cầu mà pháp luật Việt Nam quy định, đặt ra đối với các chủ thể muốn thành lập. Để làm rõ vấn đề trên, Tôi xin gửi đến bài viết về điều kiện thành lập doanh nghiệp do nhà nước nắm 100% vốn điều lệ, hồ sơ, thẩm quyền giải quyết trình tự và thủ tục giải quyết hồ sơ yêu cầu.

Thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm 100% vốn vốn điều lệ

Thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm 100% vốn vốn điều lệ

Doanh nghiệp do Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ là gì?

Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 100% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con;
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Cơ sở pháp lý: Điều 4, Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020.

Điều kiện thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chỉ được xem xét thành lập khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Có ngành, lĩnh vực hoạt động thuộc phạm vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
  • Đảm bảo đủ vốn điều lệ quy định tại Điều 5 Nghị định 23/2022/NĐ-CP.
  • Có Hồ sơ hợp lệ quy định tại Điều 6 Nghị định 23/2022/NĐ-CP.
  • Việc thành lập doanh nghiệp phải phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch ngành quốc gia.

Cơ sở pháp lý: Nghị định 23/2022/NĐ-CP.

Điều kiện thành lập doanh nghiệp

Điều kiện thành lập doanh nghiệp

Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Hồ sơ

Hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm:

Thứ nhất, Hồ sơ đề nghị thành lập đối với doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định:

  • Tờ trình đề nghị thành lập doanh nghiệp;
  • Đề án thành lập doanh nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 23/2022/NĐ-CP;
  • Dự thảo Điều lệ của doanh nghiệp quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định 23/2022/NĐ-CP.

Thứ hai, Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt chủ trương khi thành lập doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định:

  • Tờ trình đề nghị thành lập doanh nghiệp;
  • Đề án thành lập doanh nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 23/2022/NĐ-CP.

Thứ ba, Đề án thành lập doanh nghiệp bao gồm các nội dung:

  • Căn cứ pháp lý, mục tiêu, sự cần thiết thành lập doanh nghiệp;
  • Tên gọi, mô hình tổ chức quản lý doanh nghiệp và thời gian hoạt động;
  • Địa điểm trụ sở chính của doanh nghiệp, địa điểm xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh và diện tích đất sử dụng; chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có);
  • Nhiệm vụ do Nhà nước giao; ngành, nghề kinh doanh; danh mục sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp cung ứng;
  • Đánh giá sự phù hợp của việc thành lập doanh nghiệp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch ngành quốc gia;
  • Tình hình thị trường, nhu cầu và triển vọng thị trường về từng loại sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp cung ứng; công nghệ dự kiến áp dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh; kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 05 năm sau khi thành lập;
  • Mức vốn điều lệ; dự kiến tổng vốn đầu tư (trường hợp thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ gắn với thực hiện dự án đầu tư); nguồn và hình thức huy động số vốn còn lại ngoài nguồn vốn đầu tư ban đầu của Nhà nước; phương án hoàn trả vốn huy động; nhu cầu và biện pháp tạo vốn lưu động đối với doanh nghiệp;
  • Dự kiến hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội;
  • Dự kiến khả năng cung ứng nguồn lao động, nguyên liệu, vật liệu, năng lượng, công nghệ và các điều kiện cần thiết khác để hoạt động sau khi thành lập.

Thứ tư, Dự thảo Điều lệ của doanh nghiệp gồm các nội dung:

  • Tên, địa chỉ, trụ sở chính của doanh nghiệp; tên, địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có);
  • Ngành, nghề kinh doanh; mục tiêu hoạt động; nhiệm vụ do Nhà nước giao;
  • Vốn điều lệ, cách thức điều chỉnh vốn điều lệ;
  • Tên, địa chỉ của chủ sở hữu doanh nghiệp;
  • Quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu doanh nghiệp;
  • Cơ cấu tổ chức quản lý;
  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; phân chia quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong trường hợp có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật;
  • Thể thức thông qua quyết định của doanh nghiệp; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
  • Cơ chế hoạt động tài chính, nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh của doanh nghiệp; căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản lý và Ban kiểm soát, Kiểm soát viên;
  • Quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc và các chức danh quản lý khác của doanh nghiệp;
  • Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp;
  • Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ;
  • Các quy định khác do cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu doanh nghiệp quyết định nhưng không được trái với quy định của pháp luật.

Trường hợp việc thành lập doanh nghiệp gắn với việc hình thành dự án đầu tư thì thủ tục đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Cơ sở pháp lý:Điều 6 Nghị định 23/2023/NĐ-CP.

Nơi nộp hồ sơ

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 23/2023/NĐ-CP, Nơi nộp hồ sơ gốc đề nghị thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ là Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Trình tự, thủ tục

Quy trình thành lập doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập:

  • Cơ quan đại diện chủ sở hữu lập 07 bộ Hồ sơ gốc đề nghị thành lập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 23/2023/NĐ-CP và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định.
  • Sau khi nhận đủ Hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì lấy ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính và các cơ quan, tổ chức liên quan (trong trường hợp cần thiết).
  • Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Hồ sơ, các cơ quan liên quan gửi văn bản tham gia ý kiến đối với các nội dung thuộc phạm vi quản lý đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp và lập báo cáo thẩm định.
  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các cơ quan liên quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo thẩm định Hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp, đồng thời gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu để tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định.
  • Trường hợp có ý kiến khác nhau về những nội dung chủ yếu của Hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức họp với các cơ quan liên quan trước khi trình báo cáo thẩm định lên Thủ tướng Chính phủ; thời gian có thể kéo dài thêm không quá 10 ngày làm việc.
  • Cơ quan đại diện chủ sở hữu tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hoàn thiện Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc thành lập doanh nghiệp.

Quy trình thành lập doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập

  • Cơ quan đại diện chủ sở hữu lập 03 bộ Hồ sơ gốc đề nghị thành lập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 23/2023/NĐ-CP và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định.
  • Sau khi nhận đủ Hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì lấy ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ quản lý ngành (trong trường hợp doanh nghiệp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quyết định thành lập) hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính (trong trường hợp doanh nghiệp do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quyết định thành lập).
  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Hồ sơ, các cơ quan liên quan gửi văn bản tham gia ý kiến đối với các nội dung thuộc phạm vi quản lý đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp và lập báo cáo thẩm định.
  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các cơ quan liên quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định và gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu.
  • Cơ quan đại diện chủ sở hữu tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hoàn thiện Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt chủ trương thành lập doanh nghiệp.
  • Cơ quan đại diện chủ sở hữu ra quyết định thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương.

Cơ sở pháp lý: Điều 9, Điều 10 Nghị định 23/2023/NĐ-CP.

Luật sư tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Luật L24H

  • Hướng dẫn hỗ trợ khách hàng giải thích các quy định của pháp luật về quy trình, các bước, hồ sơ thành lập công ty, những lưu ý khi thành lập doanh nghiệp tư nhân;
  • Đại diện theo ủy quyền của khách hàng liên hệ với Sở kế hoạch và đầu tư để thực hiện thành lập công ty tư nhân, hỗ trợ đưa công ty đi vào hoạt động.
  • Tiến hành hỗ trợ khách hàng soạn thảo hồ sơ, chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để tiến hành đăng ký thành lập công ty;
  • Tư vấn cần bao nhiêu vốn pháp định/ vốn điều lệ dựa trên năng lực vốn của chủ doanh nghiệp tư nhân.
  • Tư vấn từ khi nộp hồ sơ cho tới khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và sau thành lập doanh nghiệp tư nhân.
  • Tư vấn pháp luật thuế: khai thuế như thế nào, nghĩa vụ nộp thuế ra sao cho phù hợp với quy định của pháp luật.

Luật sư doanh nghiệp tư vấn thành lập doanh nghiệp

Luật sư doanh nghiệp tư vấn thành lập doanh nghiệp

Như vậy, bài viết trên tôi đã cung cấp đến Quý bạn đọc các thông tin cần thiết về điều kiện thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ. Bên cạnh đó, để việc thực hiện thành lập được dễ dàng hơn, bài viết trên cũng đã cung cấp về hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền giải quyết và trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ. Nếu Quý bạn đọc còn thắc mắc về vấn đề trên hoặc cần Luật sư tư vấn, sử dụng Dịch vụ thành lập công ty tại Luật L24H hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900633716 để được LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP tư vấn, hỗ trợ cụ thể

Scores: 4.8 (48 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,915 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716