Điều kiện để được cấp bảo lĩnh tín dụng cho doanh nghiệp

Điều kiện để được cấp bảo lĩnh tín dụng cho doanh nghiệp là một trong những điều kiện quan trọng. Vì doanh nghiệp trong quá trình khởi nghiệp được nhà nước rất chú trọng quan tâm và nhận được nhiều hỗ trợ, trong đó có bảo lĩnh tín dụng. Để làm rõ vấn đề này, tôi xin gửi bạn thông qua bài viết dưới đây

Điều kiện để cấp bảo lĩnh tín dụng

Điều kiện để cấp bảo lĩnh tín dụng

Bảo lãnh tín dụng là gì?

Bảo lãnh tín dụng hay là bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận.

Cơ sở pháp lý: Khoản 18 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (sửa đổi, bổ sung 2017)

Quy định về cấp bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp

Quỹ bảo lãnh tín dụng cấp bảo lãnh tín dụng quy định Đối tượng tại Điều 15 Nghị định 34/2018/NĐ-CP

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 và các văn bản hướng dẫn, có tiềm năng phát triển nhưng chưa đủ điều kiện tiếp cận tín dụng ngân hàng ở các lĩnh vực được ưu tiên cấp tín dụng theo quy định tại Nghị định 34/2018/NĐ-CP

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn để đầu tư, sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực sau sẽ được ưu tiên xem xét cấp bảo lãnh tín dụng:

  • Các lĩnh vực được ưu tiên cấp tín dụng theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong từng thời kỳ;
  • Các lĩnh vực hoặc dự án thuộc lĩnh vực ưu tiên phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương trong từng thời kỳ.

Căn cứ quy định nêu trên, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Danh mục cụ thể các ngành, nghề, lĩnh vực ưu tiên phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương trong từng thời kỳ được Quỹ ưu tiên xem xét cấp bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Nghị định trên

Điều kiện để được cấp bảo lãnh tín dụng

Các điều kiện để cấp bảo lãnh tín dụng

Các điều kiện để cấp bảo lãnh tín dụng

Theo Điều 16 Nghị định 34/2018/NĐ-CP, các đối tượng được bảo lãnh tín dụng quy định tại mục 2 trên chỉ được Quỹ bảo lãnh tín dụng xem xét cấp bảo lãnh khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có khả năng hoàn trả vốn vay.
  • Dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh được Quỹ bảo lãnh tín dụng thẩm định và quyết định bảo lãnh theo quy định tại Nghị định 34/2018/NĐ-CP,
  • Có phương án về vốn chủ sở hữu tối thiểu 20% tham gia dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh tại thời điểm Quỹ bảo lãnh tín dụng thẩm định để xem xét cấp bảo lãnh.
  • Tại thời điểm đề nghị bảo lãnh, doanh nghiệp không có các khoản nợ thuế từ 01 năm trở lên theo Luật Quản lý thuế và nợ xấu tại các tổ chức tín dụng.

Trường hợp nợ thuế do nguyên nhân khách quan, doanh nghiệp phải có xác nhận của cơ quan quản lý thuế trực tiếp.

  • Có biện pháp bảo đảm cho bảo lãnh vay vốn theo quy định tại Điều 25 Nghị định 34/2018/NĐ-CP,

Phạm vi bảo lĩnh tín dụng cho doanh nghiệp

Quỹ bảo lãnh tín dụng xem xét cấp bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tối đa bằng 100% giá trị khoản vay (bao gồm cả vốn lưu động và vốn trung, dài hạn) tại tổ chức cho vay.

Căn cứ vào tính khả thi, mức độ rủi ro của doanh nghiệp, dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính của Quỹ, Quỹ bảo lãnh tín dụng xem xét, quyết định cụ thể mức bảo lãnh cho doanh nghiệp.

Trong đó, việc bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng bao gồm một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 34/2018/NĐ-CP như sau:

  • Bảo lãnh nghĩa vụ trả nợ gốc khoản vay của bên được bảo lãnh tại các tổ chức cho vay;
  • Bảo lãnh nghĩa vụ trả lãi khoản vay của bên được bảo lãnh tại các tổ chức cho vay;
  • Bảo lãnh nghĩa vụ trả nợ gốc và nợ lãi khoản vay của bên được bảo lãnh tại các tổ chức cho vay và phải được quy định cụ thể tại hợp đồng bảo lãnh tín dụng.

Trình tự thực hiện việc bảo lĩnh tín dụng

Thành phần hồ sơ

  • Giấy đề nghị bảo lãnh tín dụng của bên được bảo lãnh.
  • Các văn bản, tài liệu chứng minh bên được bảo lãnh có đủ các điều kiện được bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Điều 16 Nghị định này và các tài liệu khác có liên quan theo quy định của Quỹ bảo lãnh tín dụng.

Cơ sở pháp lý: Điều 21 Nghị định 34/2018/NĐ-CP

Thủ tục thực hiện việc bảo lĩnh tín dụng

Thủ tục thực hiện việc bảo lĩnh tín dụng

Nộp tại cơ quan có thẩm quyền

Tại Khoản 3 Điều 21 Nghị định 34/2018/NĐ-CP thì Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị bảo lãnh trực tiếp tại Quỹ bảo lãnh tín dụng trên cùng địa bàn (nơi doanh nghiệp nhỏ và vừa đăng ký kinh doanh và có trụ sở trên địa bàn) hoặc qua bưu điện.

Thời hạn được cấp

Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 34/2018/NĐ-CP, Quỹ bảo lãnh tín dụng sẽ căn cứ vào thời hạn vay vốn đã thỏa thuận giữa các bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh tại hợp đồng tín dụng để quyết định thời hạn bảo lãnh.

Thời hạn này được quy định rõ trong hợp đồng bảo lãnh tín dụng, chứng thư bảo lãnh ký kết giữa các bên liên quan.

Đặc biệt, nếu trong thời hạn cấp bảo lãnh, khách hàng không đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn là doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật thì Quỹ bảo lãnh tín dụng tiếp tục cấp bảo lãnh tín dụng cho khách hàng theo hợp đồng bảo lãnh tín dụng đã ký với bên được bảo lãnh cho đến khi hết thời hạn bảo lãnh theo hợp đồng.

>>>Xem thêm: Luật sư soạn thảo hợp đồng dành riêng cho doanh nghiệp

Tư vấn việc cấp bảo lĩnh tín dụng cho doanh nghiệp

Luật sư tư vấn cấp bảo lĩnh tín dụng cho doanh nghiệp

Luật sư tư vấn cấp bảo lĩnh tín dụng cho doanh nghiệp

  • Tư vấn pháp luật về bảo lãnh tín dụng;
  • Tư vấn các điều kiện cấp bảo lĩnh tín dụng cho doanh nghiệp;
  • Tư vấn thủ tục, trình tự để được cấp bảo lĩnh tín dụng doanh nghiệp
  • Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ, giấy tờ cấp bảo lĩnh tín dụng doanh nghiệp
  • Hướng dẫn nộp hồ sơ cơ quan có thẩm quyền
  • Hỗ trợ, tư vấn các vấn đề khác có liên quan.

>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

Bài viết trên đây đã mang đến những thông tin cần thiết về điều kiện được cấp bảo lĩnh tín dụng cho doanh nghiệp cũng như quy định về Luật tổ chức tín dụng. Các doanh nghiệp phải nắm rõ các quy định pháp luật để thực hiện việc bảo lĩnh tín dụng hợp pháp. Nếu còn thắc mắc liên quan cần luật sư tư vấn luật doanh nghiệp trực tuyến, vui lòng liên hệ qua hotline 1900633716 để được các Luật sư hỗ trợ kịp thời miễn phí.

Scores: 4.9 (39 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ kinh tế Luật - Trường đại học Luật TP.HCM

Số năm kinh nghiệm thực tế: 12 năm

Tổng số bài viết: 1,113 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716