Điều kiện đăng ký kết hôn với người nước ngoài theo quy định hiện nay có những khác biệt so với kết hôn với công dân Việt Nam. Thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký kết hôn với người nước ngoài đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Bài viết cung cấp thông tin chính xác và cập nhật về các điều kiện và thủ tục cần thiết để đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam.
Điều kiện đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Đăng ký kết hôn với người nước ngoài ở đâu?
Theo khoản 1 Điều 37 Luật Hộ tịch 2014, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.
Nơi đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Điều kiện đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Theo Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định các điều kiện kết hôn như sau:
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
Theo khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định các trường hợp cấm kết hôn:
- Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
- Yêu sách của cải trong kết hôn;
- Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
- Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
- Bạo lực gia đình;
- Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
Hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Giấy tờ cần chuẩn bị cho công dân Việt Nam
Theo khoản 1 Điều 38 Luật Hộ tịch 2014 và khoản 1 Điều 30 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, công dân Việt Nam cần chuẩn bị:
- Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định (hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn);
- Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;
- Giấy tờ chứng minh nhân thân (Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu);
>>> Xem thêm: Đăng ký kết hôn cần giấy tờ gì?
Giấy tờ cần chuẩn bị cho công dân nước ngoài
Theo Điều 18 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, công dân nước ngoài cần chuẩn bị:
- Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định (hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn);
- Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;
- Người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nộp thêm giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân, bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.
Yêu cầu về dịch thuật và hợp pháp hóa lãnh sự
Theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 111/2011/NĐ-CP, hợp pháp hóa lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.
Theo Điều 2 Thông tư 01/2012/TT-BNG, ngôn ngữ sử dụng để hợp pháp hóa lãnh sự là song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh. Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài được sử dụng ngôn ngữ chính thức của nước nơi giấy tờ, tài liệu được sử dụng để thay thế cho tiếng Anh.
Trình tự thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Theo khoản 1, 2 và 3 Điều 38 Luật Hộ tịch 2014 quy định trình tự đăng ký kết hôn như sau:
- Bước 1: Hai bên nam,, nữ nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền.
- Bước 2: Cơ quan đăng ký hộ tịch kiểm tra hồ sơ và xác minh trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.
- Bước 3: Hai bên nam, nữ có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân để tổ chức đăng ký kết hôn, công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nam, nữ, nếu các bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn. Sau đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Hướng dẫn thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Tham khảo thêm: Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Tham khảo thêm: Thủ tục đăng ký kết hôn với người Mỹ tại Việt Nam
Luật sư Tư vấn, hướng dẫn đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam
Luật sư chuyên về hôn nhân gia đình có vai trò quan trọng trong việc tư vấn và hỗ trợ đăng ký kết hôn với người nước ngoài, bao gồm:
- Cung cấp thông tin chi tiết về quy định pháp luật liên quan, đặc biệt là các điều khoản trong Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, Luật Hộ tịch 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Rà soát hồ sơ, đảm bảo tính đầy đủ và hợp lệ của các giấy tờ theo quy định
- Hỗ trợ trong việc xin cấp các giấy tờ cần thiết, thay mặt khách hàng thực hiện dịch thuật và đăng ký hợp pháp hóa lãnh sự.
- Trong trường hợp phát sinh vướng mắc pháp lý, luật sư sẽ đại diện cho khách hàng làm việc với cơ quan chức năng để giải quyết, đảm bảo quá trình đăng ký kết hôn tuân thủ đúng quy định.
>>> Xem thêm: Dịch vụ đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Để đảm bảo tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký và tránh những rắc rối pháp lý tiềm ẩn, sự tư vấn của luật sư chuyên môn là rất cần thiết. Đội ngũ luật sư hô nhân gia đình giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn hoàn tất thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài. Liên hệ đường dây nóng 1900633716 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc kịp thời.
Tham khảo thêm: Lệ phí đăng ký kết hôn với người nước ngoài