Di chúc của người không biết chữ có hợp pháp không?

Di chúc của người không biết chữ có hợp pháp không là thắc mắc của rất nhiều người vì không phải ai cũng hiểu rõ những quy định của pháp luật về việc lập di chúc. Trên thực tế, người lập di chúc không biết chữ có thể sử dụng nhiều hình thức để lập thành di chúc hợp pháp khi đáp ứng đủ các điều kiện luật định. Bài viết dưới đây tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cần làm như thế nào để đảm bảo quyền lập di chúc của người không biết chữ theo đúng quy định pháp luật.

Di chúc của người không biết chữ

Di chúc của người không biết chữ

Như thế nào là di chúc hợp pháp theo quy định pháp luật?

Căn cứ Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 một di chúc được xem là hợp pháp khi đủ các điều kiện sau:

  • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
  • Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật;
  • Đồng thời, di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực;
  • Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình khi có ít nhất hai người làm chứng, và được người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.

Điều kiện để di chúc của người không biết chữ hợp pháp

Theo như quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 nêu trên thì di chúc của người không biết chữ hợp pháp khi thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Di chúc phải được người làm chứng lập thành văn bản;
  • Có công chứng hoặc chứng thực.

Công chứng, chứng thực di chúc

Công chứng, chứng thực di chúc

Căn cứ Điều 632 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người làm chứng cho việc lập di chúc như sau:

Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

  • Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
  • Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
  • Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Theo đó, mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc chỉ trừ các trường hợp được quy định tại Điều 632 nêu trên.

>>> Xem thêm: Di chúc không có công chứng có giá trị không

Thủ tục lập di chúc cho người không biết chữ

Lập di chúc bằng văn bản cho người không biết chữ

Việc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 và Điều 632 Bộ luật Dân sự 2015 về nội dung di chúc và người làm chứng cho việc lập di chúc. Thủ tục di chúc bằng văn bản cho người không biết chữ được quy định tại Điều 634 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

  • Có thể nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc.
  • Phải có ít nhất là hai người làm chứng.

Lưu ý: Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.

Thủ tục lập di chúc đối với người không biết chữ tại văn phòng công chứng

Thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc UBND cấp xã quy định cụ thể tại Điều 636 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người chứng thực của UBND cấp xã và phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố.

Theo đó, người lập di chúc kiểm tra chính xác di chúc và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người chứng thực của UBND cấp xã ký vào bản di chúc.

Trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người chứng thực của UBND cấp xã.

Cuối cùng là người công chứng, chứng thực phải chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.

Thừa kế theo di chúc

Thừa kế theo di chúc

Căn cứ Điều 637 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người không được công chứng, chứng thực di chúc bao gồm các trường hợp sau:

  • Là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
  • Là người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
  • Là người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

Luật sư tư vấn thủ tục lập di chúc

  • Tư vấn, soạn thảo, làm chứng, chứng thực di chúc
  • Tư vấn, làm rõ quy định pháp luật về việc gửi giữ di chúc
  • Tư vấn chuyển nhượng sổ tiết kiệm khi không để lại di chúc
  • Tư vấn về các hình thức đảm bảo hiệu lực của di chúc
  • Tư vấn luật về quyền thừa kế không phụ thuộc di chúc, chia tài sản thừa kế không phụ thuộc di chúc
  • Tư vấn thủ tục làm di chúc (thủ tục lập di chúc) đối với tài sản là đồng sở hữu, tài sản chung vợ chồng
  • Tư vấn xác định giá trị pháp lý của di chúc
  • Luật sư trực tiếp tham gia tranh tụng tại tòa giải quyết tranh chấp về giá trị pháp lý di chúc

Người không biết chữ thường gặp nhiều khó khăn trong việc lập di chúc theo đúng quy định của pháp luật. Trên thực tế không phải ai cũng nắm rõ và hiểu đúng các quy định về lập di chúc cho người không biết chữ để có thể đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của người lập di chúc cũng như người thừa kế. Vì vậy, việc nhờ đến sự hỗ trợ của luật sư thừa kề những người có chuyên môn là rất cần thiết. Để được luật sư tư vấn luật dân sự cụ thể về trường hợp trên vui lòng liên hệ qua Hotline 1900.633.716 để được hỗ trợ tư vấn trực tuyến miễn phí.

Scores: 4.9 (46 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,933 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716