Đất tín ngưỡng có được phép cấp sổ đỏ không?

Đất tín ngưỡng có được phép cấp sổ đỏ không? Việc cấp Giấy chứng nhận đất liên quan đến đất tín ngưỡng được quy định cụ thể trong Luật Đất đai 2013 và những văn bản pháp luật khác có liên quan. Đất tín ngưỡng sẽ được cấp sổ đỏ hay còn được xem là việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi thỏa mãn những điều kiện mà pháp luật quy định. Vậy nên mỗi cá nhân, tổ chức trước khi chuẩn bị giấy tờ cần thiết để thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận sử dụng đất bắt buộc phải xem xét các điều kiện mà pháp luật quy định để xem đất tín ngưỡng có thuộc trường hợp được cấp sổ đỏ hay không.

Cấp sổ đỏ đất tín ngưỡng

Cấp sổ đỏ đất tín ngưỡng

Thế nào là đất tín ngưỡng theo Luật Đất đai?

Đất tín ngưỡng được quy định như sau:

  • Đất tín ngưỡng bao gồm đất có công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ.
  • Việc sử dụng đất tín ngưỡng phải đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  • Việc xây dựng, mở rộng các công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ của cộng đồng phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Cơ sở pháp lý: Điều 160 Luật Đất đai năm 2013.

Khi nào thì đất tín ngưỡng được phép cấp sổ đỏ?

Đất tín ngưỡng được cấp sổ đỏ

Đất tín ngưỡng được cấp sổ đỏ

 

Các điều kiện để đất tín ngưỡng được xem xét cấp sổ đỏ là:

Thứ nhất, đất tín ngưỡng phải thỏa mãn các điều kiện:

  • Được Nhà nước cho phép hoạt động;
  • Không có tranh chấp;
  • Không phải là đất nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho sau ngày 01 tháng 7 năm 2004.

Thứ hai, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất kiểm tra thực tế, xác định ranh giới cụ thể của thửa đất và quyết định xử lý theo quy định sau đây:

  • Diện tích đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng ổn định trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 thì căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất của cơ sở tôn giáo và tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó để giải quyết nhằm bảo đảm quyền lợi về sử dụng đất của các bên phù hợp với thực tế;
  • Diện tích đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 thì giải quyết như đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân mượn đất, thuê đất của hộ gia đình, cá nhân khác theo quy định của pháp luật đất đai;
  • Diện tích đất mở rộng cơ sở tôn giáo mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; bị lấn, bị chiếm; đang có tranh chấp thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết dứt điểm theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, trong trường hợp đất do cơ sở tôn giáo đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, sản xuất lâm nghiệp, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, làm cơ sở hoạt động từ thiện (kể cả trường hợp nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho trước ngày 01 tháng 7 năm 2004) thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo hình thức và thời hạn sử dụng đất tương ứng với mục đích đó như đối với hộ gia đình, cá nhân.

Vậy nên việc cấp sổ đỏ cho đất tín ngưỡng chỉ được xem xét khi thỏa mãn những điều kiện luật định.

Cơ sở pháp lý: khoản 4 Điều 102 Luật Đất đai 2013, khoản 2, khoản 3 Điều 28 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.

>>> Xem thêm: Đất phi nông nghiệp là gì?

Trình tự thủ tục cấp Giấy chứng nhận đất đất tín ngưỡng

thủ tục cấp sổ đỏ đất tín ngưỡng

thủ tục cấp sổ đỏ đất tín ngưỡng

Giấy tờ, tài liệu cần có theo quy định

  • Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04a/ĐK;
  • Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (sau đây gọi là Nghị định số 43/2014/NĐ-CP) đối với trường hợp đăng ký về quyền sử dụng đất;
  • Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
  • Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình đã xây dựng);
  • Báo cáo kết quả rà soát hiện trạng sử dụng đất đối với trường hợp tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 theo Mẫu số 08a/ĐK và 08b/ĐK;
  • Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có);
  • Trường hợp có đăng ký quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề phải có hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận hoặc quyết định của Tòa án nhân dân về việc xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề, kèm theo sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất mà người sử dụng thửa đất liền kề được quyền sử dụng hạn chế.

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 8 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014.

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đất đất tín ngưỡng

Thứ nhất, Cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất có chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động mà chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải tự rà soát, kê khai việc sử dụng đất và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo các nội dung sau đây:

  • Tổng diện tích đất đang sử dụng;
  • Diện tích đất cơ sở tôn giáo phân theo từng nguồn gốc: Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao; nhận chuyển nhượng; nhận tặng cho; mượn của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; tự tạo lập; nguồn gốc khác;
  • Diện tích đất mà cơ sở tôn giáo đã cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mượn, ở nhờ, thuê;
  • Diện tích đất đã bị người khác lấn, chiếm.

Thứ hai, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất kiểm tra thực tế, xác định ranh giới cụ thể của thửa đất và quyết định xử lý theo quy định sau đây:

  • Diện tích đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng ổn định trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 thì căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất của cơ sở tôn giáo và tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó để giải quyết nhằm bảo đảm quyền lợi về sử dụng đất của các bên phù hợp với thực tế;
  • Diện tích đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 thì giải quyết như đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân mượn đất, thuê đất của hộ gia đình, cá nhân khác theo quy định của pháp luật đất đai;
  • Diện tích đất mở rộng cơ sở tôn giáo mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; bị lấn, bị chiếm; đang có tranh chấp thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết dứt điểm theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, Diện tích đất của cơ sở tôn giáo sau khi đã xử lý theo quy định tại Khoản 2 Điều này và có đủ điều kiện quy định tại Khoản 4 Điều 102 của Luật Đất đai thì cơ sở tôn giáo được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất với thời hạn sử dụng đất ổn định lâu dài.

Cơ sở pháp lý: Điều 28 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.

>>> Xem thêm: Đất cơ sở tôn giáo có được chuyển nhượng, tặng cho không?

Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến đất đai tôn giáo tín ngưỡng       

  • Tư vấn soạn thảo đơn khởi kiện.
  • Tư vấn trình tự, thủ tục khởi kiện.
  • Tư vấn quy định pháp luật về chuyển nhượng đất đai tôn giáo, tín ngưỡng
  • Tư vấn quy định pháp luật về bồi thường đất đai tôn giáo, tín ngưỡng
  • Tư vấn quy định pháp luật về chuyển mục đích sử dụng đất.
  • Tư vấn quy định pháp luật về đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp.

Pháp luật quy định một số tiêu chí nhất định để đất tín ngưỡng được phép cấp sổ đỏ hay còn gọi là cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vậy nên không phải trường hợp nào đất tín ngưỡng cũng được cấp sổ đỏ mà phải thỏa mãn những điều kiện nhất định mà pháp luật quy định. Qua bài viết nếu Quý khách hàng thấy chưa rõ hoặc muốn tham khảo thêm về Tư vấn Luật Đất đai có thể liên hệ qua Hotline 1900.633.716 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí. Trân trọng cảm ơn!

Scores: 4.6 (46 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,914 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716