Đất phi nông nghiệp là gì? Quy định về đất phi nông nghiệp mới nhất

Đất phi nông nghiệp là loại đất được sử dụng cho các mục đích khác ngoài sản xuất nông nghiệp, bao gồm: đất ở, đất thương mại, dịch vụ, đất khu công nghiệp, giao thông, an ninh quốc phòng..Bài viết giới thiệu về định nghĩa đất phi nông nghiệp là gì?, quy định, thuế sử dụng giúp bạn sẽ hiểu rõ hơn về đất phi nông nghiệp, từ đó sử dụng đất hợp pháp và hiệu quả.

Đất phi nông nghiệp là gì

Đất phi nông nghiệp là gì?

Đất phi nông nghiệp là gì?

Căn cứ theo Điều 10 Luật Đất đai (LĐĐ) 2013 thì đất đai được phân thành ba loại là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Như vậy, đất phi nông nghiệp là nhóm đất không sử dụng với mục đích nông nghiệp như đất trồng lúa, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất,… và không thuộc các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.

Nhóm các loại đất phi nông nghiệp

Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 LĐĐ 2013 thì đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau:

  • Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
  • Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
  • Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
  • Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;
  • Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
  • Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;
  • Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;
  • Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
  • Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
  • Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở;

Cách tính thuế đất phi nông nghiệp

Thuế đất phi nông nghiệp là gì?

Hiện nay thuế đất phi nông nghiệp chưa được pháp luật định nghĩa cụ thể ở bất kỳ điều luật nào. Tuy nhiên có thể hiểu, thuế đất phi nông nghiệp là số tiền mà cá nhân, tổ chức, hộ gia đình sử dụng đất phi nông nghiệp có trách nhiệm nộp (có thể nộp trực tiếp tại Ngân sách nhà nước hoặc đối với cá nhân, hộ gia đình thì có thể tới Ủy ban nhân dân cấp xã nếu có ủy quyền của Chi cục Thuế) khi pháp luật quy định phải nộp.

Đối tượng nào chịu thuế đất phi nông nghiệp?

Không phải đối tượng nào sử dụng đất phi nông nghiệp cũng phải chịu thuế sử dụng đất này. Theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010 được quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành tại Điều 2 Nghị định 53/2011/NĐ-CP thì đối tượng chịu thuế bao gồm:

  • Đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị
  • Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
  • Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng vào mục đích kinh doanh
  • Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa sử dụng vào mục đích kinh doanh
  • Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng sử dụng vào mục đích kinh doanh
  • Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp sử dụng vào mục đích kinh doanh.

Cách tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

Cách tính thuế đất phi nông nghiệp

Cách tính thuế đất phi nông nghiệp

Theo quy định tại Điều 5, Điều 6 và Điều 7 Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010 thì thuế sử dụng đất phi nông nghiệp được tính như sau:

Mức đóng thuế = Diện tích đất tính thuế x Giá của 1m2 đất x Thuế suất

Trong đó:

  • Diện tích đất tính thuế được quy định như sau:

Diện tích đất tính thuế là diện tích đất thực tế sử dụng.

Trường hợp có quyền sử dụng nhiều thửa đất ở thì diện tích đất tính thuế là tổng diện tích các thửa đất tính thuế.

Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để xây dựng khu công nghiệp thì diện tích đất tính thuế không bao gồm diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung;

Đối với đất ở nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư bao gồm cả trường hợp vừa để ở, vừa để kinh doanh thì diện tích đất tính thuế được xác định bằng hệ số phân bổ nhân với diện tích nhà của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng.

Hệ số phân bổ được xác định bằng diện tích đất xây dựng nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư chia cho tổng diện tích nhà của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng.

Trường hợp nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư có tầng hầm thì 50% diện tích tầng hầm của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng trong tầng hầm được cộng vào diện tích nhà của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng để tính hệ số phân bổ;

Đối với công trình xây dựng dưới mặt đất thì áp dụng hệ số phân bổ bằng 0,5 diện tích đất xây dựng chia cho tổng diện tích công trình của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng.

  • Giá của 1m2 đất được quy định như sau:

Giá của 1m2 đất là giá theo mục đích sử dụng do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định và được ổn định trong chu kỳ 05 năm.

  • Thuế suất được quy định như sau:

Thuế suất đối với đất ở bao gồm cả trường hợp sử dụng để kinh doanh áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần được quy định như sau:

Bậc thuế Diện tích đất tính thuế (m2) Thuế suất (%)
1 Diện tích trong hạn mức 0,03
2 Phần diện tích vượt không quá 3 lần hạn mức 0,07
3 Phần diện tích vượt trên 3 lần hạn mức 0,15

Hạn mức đất ở làm căn cứ tính thuế là hạn mức giao đất ở mới theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thanh phố trực thuộc trung ương, kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Trường hợp đất ở đã có hạn mức theo quy định trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì áp dụng như sau: Trường hợp hạn mức đất ở theo quy định trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thấp hơn hạn mức giao đất ở mới thì áp dụng hạn mức giao đất ở mới để làm căn cứ tính thuế; Trường hợp hạn mức đất ở theo quy định trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành cao hơn hạn mức giao đất ở mới thì áp dụng hạn mức đất ở cũ để làm căn cứ tính thuế.

Đất ở nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư, công trình xây dựng dưới mặt đất áp dụng mức thuế suất 0,03%.

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp áp dụng mức thuế suất 0,03%.

Đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 3 của Luật này sử dụng vào mục đích kinh doanh áp dụng mức thuế suất 0,03%.

Đất sử dụng không đúng mục đích, đất chưa sử dụng theo đúng quy định áp dụng mức thuế suất 0,15%. Trường hợp đất của dự án đầu tư phân kỳ theo đăng ký của nhà đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì không coi là đất chưa sử dụng và áp dụng thuế suất 0.03%.

Đất lấn, chiếm áp dụng mức thuế suất 0.02% và không áp dụng hạn mức.

Chuyển mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp sang đất ở

Điều kiện chuyển đổi

Theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 thì muốn chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở cần phải có sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, được phân tích cụ thể ở nội dung sau.

Hồ sơ cần chuẩn bị

Căn cứ theo Thông tư 30/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất thì hồ sơ cần chuẩn bị để chuyển mục đích sử dụng đất gồm:

  • Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Cơ quan giải quyết

Theo quy định tại Điều 59 Luật Đất đai 2013 thì tùy từng trường hợp mà Ủy ban nhân dân cấp huyện hay Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức.

Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với cá nhân, hộ gia đình. Riêng đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất đối với cá nhân, hộ gia đình để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Các cơ quan có thẩm quyền trong việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trên sẽ không được ủy quyền theo khoản 4 Điều luật này.

Luật sư tư vấn về đất phi nông nghiệp

tư vấn về đất phi nông nghiệp

tư vấn về đất phi nông nghiệp

  • Luật sư tư vấn về trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất;
  • Hướng dẫn thủ tục chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở
  • Luật sư tư vấn về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;
  • Soạn thảo, hỗ trợ khách hàng chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất;
  • Đại diện theo ủy quyền liên hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về đất phi nông nghiệp mà Luật L24H cung cấp cho các bạn. Trong quá trình tìm hiểu có gì thắc mắc cần luật sư tư vấn luật đất đai vui lòng liên hệ cho chúng tôi với hotline 1900.633.716 để được hỗ trợ một cách rõ ràng và chi tiết nhất. Xin cảm ơn!

Scores: 4.6 (48 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật L24H

Chức vụ: Văn Phòng Luật Sư L24H

Lĩnh vực tư vấn: Cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua điện thoại tổng đài 1900.633716. Dịch vụ luật sư đất đai, doanh nghiệp, bào chữa, hình sự, ly hôn, dân sự, Luật sư tranh tụng, tố tụng tại Tòa án

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 9 năm

Tổng số bài viết: 259 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716