Hướng dẫn hồ sơ đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh mới nhất

Đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh là thủ tục mà cá nhân nộp thuế phải thực hiện để được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc của mình. Mặt khác, hầu hết cá nhân chưa nắm rõ quy định về điều kiện để đăng ký người phụ thuộc và giảm trừ gia cảnh để thực hiện thủ tục đăng ký đúng quy định và hưởng được quyền lợi của mình. Sau đây, bài viết của Luật L24H sẽ giải đáp các thắc mắc trên.

Đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh

Đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh

Giảm trừ gia cảnh là gì?

Giảm trừ gia cảnh là chính sách quy định về số tiền người lao động được trừ khi thu nhập đến mức chịu thuế thu nhập cá nhân. Giảm trừ gia cảnh được nhà nước nhằm vào những người đang có thu nhập cao đến ngưỡng nhất định sẽ được giảm trừ trong một số trường hợp cụ thể.

Giảm trừ gia cảnh sẽ được tính cho 2 trường hợp sau đây:

  • Giảm trừ cho bản thân người đóng thuế thu nhập cá nhân;
  • Giảm trừ cho người phụ thuộc nộp thuế.

CSPL: Khoản 1 Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007.

Người phụ thuộc là gì?

Căn cứ tại Khoản 3 Điều 19 Luật Thuế Thu nhập cá nhân 2007 quy định người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao gồm:

  • Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động;
  • Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.

Đối tượng được đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh

Căn cứ tại Điểm d Khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC do Bộ Tài Chính ban hành ngày 15 tháng 08 năm 2013 quy định các đối tượng được đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh cụ thể như sau:

Thứ nhất, con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ, con riêng của chồng:

  • Con dưới 18 tuổi (tính đủ theo tháng);
  • Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động;
  • Con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông (tính cả trong thời gian chờ kết quả thi đại học từ tháng 6 đến tháng 9 năm lớp 12) không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.

Thứ hai, Vợ hoặc chồng của người nộp thuế:

  • Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

Bị khuyết tật, không có khả năng lao động;

Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.

  • Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng;

Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp.

  • Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

Bị khuyết tật, không có khả năng lao động;

Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.

  • Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.

Thứ ba, cá nhân khác không nơi nương tựa;

  • Anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp thuế.
  • Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế.
  • Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: Con của anh ruột, chị ruột, em ruột.
  • Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.

Có thể đăng ký tối đa bao nhiêu người phụ thuộc

Hiện nay, theo quy định của pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể số lượng được đăng ký cho một người nộp thuế không bị giới hạn. Vì vậy, người nộp thuế có thể đăng ký không giới hạn người phụ thuộc chỉ cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện được quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC do Bộ Tài Chính ban hành ngày 15 tháng 08 năm 2013.

Thủ tục thực hiện việc giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc

Hồ sơ giảm trừ gia cảnh

Hồ sơ giảm trừ gia cảnh

Hồ sơ đăng ký

Căn cứ tại tiểu mục 3 Mục III Công văn 13762/CTHN-HKCN năm 2023 quy định về hồ sơ giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc như sau:

  • Bản đăng ký người phụ thuộc theo mẫu 07/ ĐK-NPT-TNCN ban hành kèm theo Phụ lục II Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/09/2021 của Bộ Tài chính;
  • Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc theo hướng dẫn tại Điều 1 Thông tư số 79/2022/TT-BTC ngày 30/12/2022 của Bộ Tài chính;
  • Xác nhận của UBND cấp xã nếu người phụ thuộc do người nộp thuế trực tiếp nuôi dưỡng;
  • Tờ khai xác nhận người phụ thuộc;
  • Bảng tổng hợp đăng ký người phụ thuộc cho người giảm trừ gia cảnh

Hình thức đăng ký

Cá nhân nộp hồ sơ đăng ký người phụ thuộc có thể nộp thông qua các hình thức sau:

  • Trực tiếp tại cơ quan thuế;
  • Thông qua tổ chức, cá nhân trả thu nhập;
  • Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN.

CSPL: Mục 1 Phần II Quyết định số 40/QĐ- BTC 2023 do Bộ Tài Chính ban hành ngày 13 tháng 01 năm 2023.

Thời hạn nộp hồ sơ đăng ký

Căn cứ các quy định của pháp luật, thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc được quy định như sau:

  • Đối với trường hợp ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập đăng ký thuế cho người phụ thuộc: Chậm nhất là ngày 31 tháng 3 năm liền kề năm nộp thuế.
  • Đối với trường hợp người nộp thuế trực tiếp đăng ký thuế cho người phụ thuộc: Chậm nhất là ngày 30 tháng 4 năm liền kề năm nộp thuế.

Tuy nhiên, ngày 30 tháng 4 năm 2024 là ngày nghỉ lễ nên thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc đối với trường hợp người nộp thuế trực tiếp đăng ký thuế được tính là ngày làm việc tiếp theo của ngày nghỉ đó, tức là ngày 4 tháng 5 năm 2024.

Ngoài ra, các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng theo quy định thì được đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm tính thuế. Tức là đối với trường hợp này thì hồ sơ đăng ký thuế cho người phụ thuộc của năm tính thuế 2023 chậm nhất là 31/12/2023.

CSPL: tiết c.2 điểm c khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 25 Thông tư 92/2015/TT-BTC); khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục cắt giảm người phụ thuộc

Luật sư tư vấn về hồ sơ đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh

Luật sư tư vấn đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh

Luật sư tư vấn đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh

  • Tư vấn về điều kiện được tính là người phụ thuộc;
  • Tư vấn hồ sơ đăng ký người phụ thuộc;
  • Tư vấn về thời hạn nộp hồ sơ đăng ký người phụ thuộc;
  • Soạn thảo các văn bản và chuẩn bị các giấy tờ liên quan.

Với kinh nghiệm và kiến thức pháp luật chuyên sâu, Luật sư sẽ giúp khách hàng hiểu rõ các quy định pháp luật về giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc và thực hiện các thủ tục đăng ký một cách chính xác và hiệu quả. Thủ tục đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh khá phức tạp về các điều kiện, thời hạn, hồ sơ ứng với từng trường hợp người phụ thuộc là đối tượng như thế nào. Chính vì thế, nếu bạn thắc mắc hay cần được luật sư tư vấn thủ tục hành chính hướng dẫn các thủ tục trên, hãy gọi ngay đến hotline 1900.633.716 để được gặp luật sư tư vấn để giải đáp trực tuyến miễn phí.

Scores: 5 (11 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,926 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716