Hướng dẫn đăng ký lại khai sinh có yếu tố nước ngoài mới nhất

Đăng ký lại khai sinh có yếu tố nước ngoài là hoạt động mà các cá nhân như người Việt Nam định cư ở nước ngoài cần thực hiện khi có những thay đổi về thông tin khai sinh và cần khai sinh lại. Những điều kiện, thủ tục về đăng ký lại khai sinh có yếu tố nước ngoài, bổ sung hộ tịch đều được quy định cụ thể ở Luật hộ tịch 2014. Để Quý độc giả có thể hiểu rõ hơn về quy định trên cũng như các dịch vụ của luật sự liên quan, mời Quý độc giả tham khảo bài viết bên dưới đây của Luật L24H để biết thêm thông tin.

Đăng ký lại khai sinh có yếu tố nước ngoài

Đăng ký lại khai sinh có yếu tố nước ngoài

Các trường hợp cần đăng ký lại giấy khai sinh có yếu tố nước ngoài

Các trường hợp đăng ký lại khai sinh:

  • Đã đăng ký khai sinh tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01/01/2016.
  • Sổ hộ tịch và bản chính giấy khai sinh đều bị mất, nếu còn lưu, người dân có thể xin cấp trích lục khai sinh.
  • Người yêu cầu đăng ký khai sinh phải còn sống tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ.
  • Người yêu cầu phải nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu liên quan đến việc đăng ký khai sinh.

Căn cứ theo Điều 24, Điều 40 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.

Điều kiện để được đăng ký lại khai sinh có yếu tố nước ngoài

Căn cứ theo quy định tại Điều 40 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì việc khai sinh của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của người nước ngoài đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại. Bên cạnh đó việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn chỉ được thực hiện nếu người có yêu cầu còn sống tại thời điểm yêu cầu đăng ký lại.

Căn cứ Điều 40 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đăng ký lại khai sinh

Để đăng ký lại khai sinh, có thể nộp hồ sơ đăng ký có thẩm quyền, cụ thể:

  • Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi đã đăng ký khai sinh trước đây thực hiện đăng ký lại khai sinh.
  • Trường hợp khai sinh, kết hôn, khai tử trước đây được đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trên thực hiện.
  • Trường hợp khai sinh trước đây được đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Tư pháp thì việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người yêu cầu thực hiện; nếu người đó không cư trú tại Việt Nam thì do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có trụ sở hiện nay của Sở Tư pháp thực hiện.

Căn cứ Điều 41 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.

Trình tự đăng ký lại khai sinh có yếu tố nước ngoài

Hồ sơ đăng ký lại khai sinh

Hồ sơ đăng ký bao gồm:

  • Tờ khai theo mẫu quy định tại thông tư 04/2020/TT-BTP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP trong đó có cam đoan của người yêu cầu về việc đã đăng ký khai sinh nhưng người đó không lưu giữ được bản chính Giấy khai sinh.
  • Bản sao toàn bộ hồ sơ, giấy tờ của người yêu cầu hoặc hồ sơ, giấy tờ, tài liệu khác trong đó có các thông tin liên quan đến nội dung khai sinh của người đó.
  • Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh là cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì ngoài các giấy tờ theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này phải có văn bản xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về việc những nội dung khai sinh của người đó gồm họ, chữ đệm, tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha – con, mẹ – con phù hợp với hồ sơ do cơ quan, đơn vị đang quản lý.

Hồ sơ đăng ký lại khai sinh có yếu tố nước ngoài

Hồ sơ đăng ký lại khai sinh có yếu tố nước ngoài

Thủ tục giải quyết đăng kí khai sinh

Bước 1: Nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền như UBND cấp huyện hoặc UBND cấp tỉnh.

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền làm việc:

  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ. Nếu việc đăng ký lại khai sinh là đúng theo quy định của pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện đăng ký lại khai sinh như trình tự quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.
  • Nếu việc đăng ký lại khai sinh được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi đã đăng ký khai sinh trước đây thì công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân nơi đăng ký khai sinh trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký khai sinh trước đây tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản về việc còn lưu giữ hoặc không lưu giữ được sổ hộ tịch.

Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc không còn lưu giữ được sổ hộ tịch tại nơi đã đăng ký khai sinh, nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện việc đăng ký lại khai sinh như quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.

Căn cứ Điều 26 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.

Lệ phí đăng ký lại khai sinh có yếu tố nước ngoài

Lệ phí hộ tịch đối với việc đăng ký hộ tịch tại từng cấp quản lý như sau:

  • Đối với việc đăng ký hộ tịch tại Ủy ban nhân dân cấp xã, gồm: Khai sinh (bao gồm: đăng ký khai sinh không đúng hạn, đăng ký lại khai sinh, đăng ký khai sinh cho người đã có.
  • Đối với việc đăng ký hộ tịch tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, gồm: Khai sinh (bao gồm: đăng ký khai sinh đúng hạn, không đúng hạn, đăng ký lại khai sinh, đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân) bổ sung hộ tịch có yếu tố nước ngoài; ghi vào Sổ hộ tịch việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài; đăng ký hộ tịch khác.
  • Tùy thuộc vào điều kiện thực tế của địa phương mà quy định mức thu cho phù hợp, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc miễn lệ phí hộ tịch theo quy định tại Điều 11 Luật hộ tịch.

Do đó, lệ phí đăng ký lại khai sinh phụ thuộc vào điều kiện thực tế của địa phương.

Căn cứ Điều 5 Thông tư 250/2016/TT-BTC Hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Điều 11 Luật hộ tịch.

Luật sư tư vấn đăng ký lại giấy khai sinh có yếu tố nước ngoài

  • Luật sư tư vấn về thủ tục đăng ký lại giấy khai sinh có yếu tố nước ngoài.
  • Luật sư hướng dẫn viết tờ khai đăng ký lại giấy khai sinh.
  • Luật sư tư vấn lệ phí đăng ký lại khai sinh.
  • Luật sư chuẩn bị hồ sơ đăng ký lại khai sinh có yếu tố nước ngoài;
  • Luật sư hỗ trợ các thủ tục khác liên quan đến đăng ký hộ tịch của công dân

Tư vấn đăng ký lại khai sinh có yếu tố nước ngoài

Tư vấn đăng ký lại khai sinh có yếu tố nước ngoài

Đăng ký lại khai sinh có yếu tố nước ngoài là thủ tục cần được quan tâm đối với người Việt Việt Nam định cư ở nước người ngoài, các cá nhân đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài. Bài viết đã đề cập đến trình tự, thủ tục đăng ký lại khai sinh đối với các trường hợp có yếu tố nước ngoài, Quý độc giả có thể tham khảo. Trường hợp Quý độc giả có thắc mắc và mong muốn được luật sư hôn nhân gia đình tư vấn thêm hoặc sử dụng Dịch vụ làm giấy khai sinh cho trẻ em người nước ngoài, vui lòng liên hệ hotline 1900633716 để được hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn.

Scores: 4.8 (23 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,816 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716