Đang bị xử lý hình sự có được thôi quốc tịch không?

Đang bị xử lý hình sự có được thôi quốc tịch không? là câu hỏi phổ biến của các bị can, bị cáo bởi Quốc tịch là chế định pháp lý điều chỉnh mối quan hệ pháp luật giữa một cá nhân với một Nhà nước. Để có thể xin thôi quốc tịch Việt Nam cần phải thoả mãn một số điều kiện cụ thể. Bài viết sau đây của Luật L24H sẽ làm rõ các vấn đề xoay quanh việc từ bỏ quốc tịch.

Đang bị xử lý hình sự có được xin thôi quốc tịch

Đang bị xử lý hình sự có được xin thôi quốc tịch

Quy định Quốc tịch theo pháp luật Việt Nam

Trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia, quốc tịch là một chế định pháp lý bao gồm các quy định điều chỉnh hình thức và nội dung mối quan hệ pháp luật được thiết lập giữa một cá nhân với một Nhà nước, trên cơ sở đó làm phát sinh quyền và nghĩa vụ qua lại giữa Nhà nước và công dân. Mỗi quốc gia có một chế định pháp lý khác nhau về quốc tịch, do vậy, Luật Quốc tịch mỗi nước quy định cụ thể vấn đề về nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch của mỗi công dân phù hợp với đặc thù của nước đó.

Tại Việt Nam, khái niệm quốc tịch Việt Nam được ghi nhận tại Điều 1 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 quy định về Quốc tịch Việt Nam, như sau: Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam.

Căn cứ xin thôi quốc tịch Việt Nam

Thôi quốc tịch Việt Nam là việc công dân hiện đang có quốc tịch Việt Nam, tự nguyện xin thôi quốc tịch và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho thôi quốc tịch Việt Nam. Theo quy định tại Điều 27 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, căn cứ để xin thôi quốc tịch của công dân Việt Nam như sau.

* Những trường hợp chưa được thôi quốc tịch Việt Nam:

Khoản 2 Điều 27 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định người xin thôi quốc tịch Việt Nam chưa được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

  • Đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam;
  • Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Đang chấp hành bản án, quyết định của Toà án Việt Nam;
  • Đang bị tạm giam để chờ thi hành án;
  • Đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng.
  • Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện được thôi quốc tịch Việt Nam.

Tại Điều 17 Nghị định 16/2020/NĐ-CP có quy định trường hợp chưa được thôi quốc tịch Việt Nam theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 27 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 nếu trong quá trình thụ lý, xem xét giải quyết hồ sơ mà có văn bản của cơ quan quản lý thuế hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân là chủ nợ hợp pháp về việc người đó còn nợ thuế, tiền, tài sản thì cơ quan có thẩm quyền không thụ lý, không xem xét giải quyết hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam.

* Những trường hợp không được thôi quốc tịch Việt Nam:

  • Người xin thôi quốc tịch Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
  • Cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam.

(Căn cứ khoản 3, 4 Điều 27 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008)

Trường hợp không được thôi quốc tịch Việt Nam

Trường hợp không được thôi quốc tịch Việt Nam

Điều kiện, thủ tục thôi quốc tịch

Hồ sơ

Hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, Điều 18 Nghị định 16/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quốc tịch Việt Nam quy định về hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam đối với công dân đủ điều kiện xin thôi quốc tịch bao gồm:

  • Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam;
  • Bản khai lý lịch;
  • Bản sao Hộ chiếu Việt Nam, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác quy định tại Điều 11 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008;
  • Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
  • Giấy tờ xác nhận về việc người đó đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp pháp luật nước đó không quy định về việc cấp giấy này;
  • Giấy xác nhận không nợ thuế do Cục thuế nơi người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú cấp;
  • Đối với người trước đây là cán bộ, công chức, viên chức hoặc phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã nghỉ hưu, thôi việc, bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên chưa quá 5 năm thì còn phải nộp giấy của cơ quan, tổ chức, đơn vị đã ra quyết định cho nghỉ hưu, cho thôi việc, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

Trường hợp công dân Việt Nam không thường trú ở trong nước thì không phải nộp các giấy tờ quy định tại các điểm d, e và g khoản 1 Điều 28 Luật quốc tịch Việt Nam 2008:

  • Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;
  • Giấy xác nhận không nợ thuế do Cục thuế nơi người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú cấp;
  • Đối với người trước đây là cán bộ, công chức, viên chức hoặc phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã nghỉ hưu, thôi việc, bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên chưa quá 5 năm thì còn phải nộp giấy của cơ quan, tổ chức, đơn vị đã ra quyết định cho nghỉ hưu, cho thôi việc, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

Hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam

Hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam

Thủ tục

Trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Điều 29 Luật Quốc tịch, cụ thể:

Bước 1: Nộp hồ sơ: Người có nguyện vọng xin thôi quốc tịch Việt Nam cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ, hồ sơ nêu trên  tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp

Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tư pháp tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ. Sau đó, đối với trường hợp hồ sơ hợp lệ và đầy đủ theo quy định thì cấp Biên nhận hồ sơ, còn đối với trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, công chức được phân công tiếp nhận hướng dẫn bằng văn bản cho người nộp hồ sơ bổ sung và hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Bước 3: Xử lý hồ sơ

  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Tư pháp thực hiện Đăng thông báo việc xin thôi quốc tịch Việt Nam trên Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh trong ba số liên tiếp và gửi đăng trên Trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp và gửi văn bản đề nghị Công an Thành phố xác minh về nhân thân của người xin thôi quốc tịch Việt Nam.
  • Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Công an Thành phố có trách nhiệm xác minh và gửi kết quả về Sở Tư pháp.

Trong thời gian này, Sở Tư pháp phải tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ có nguyện vọng thôi quốc tịch Việt Nam.

  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở Tư pháp hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, kết luận và đề nghị ý kiến gửi Bộ Tư pháp.

Bước 4: Bộ Tư pháp tiếp nhận hồ sơ giải quyết:

  • +Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố, Bộ Tư pháp kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người có nguyện vọng thôi quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được thôi quốc tịch Việt Nam báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
  • Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Công an xác minh về nhân thân của người có nguyện vọng thôi quốc tịch Việt Nam; trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Bộ Công an nhận được đề nghị của Bộ Tư pháp, Bộ Công an trả lời kết quả xác minh.

Bước 5: Văn phòng Chủ tịch nước tiếp nhận hồ sơ giải quyết

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

Bước 6: Thông báo kết quả giải quyết

  • Bộ Tư pháp thông báo cho người có nguyện vọng thôi quốc tịch Việt Nam về kết quả giải quyết việc thôi quốc tịch Việt Nam và đăng trên Trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
  • Văn phòng Chủ tịch nước gửi đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam.

Người đang bị xử lý hình sự có được xin thôi quốc tịch Việt Nam hay không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 luật Quốc tịch Việt Nam 2008 về những trường hợp chưa được thôi quốc tịch gồm:

  • Đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam;
  • Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Đang chấp hành bản án, quyết định của Toà án Việt Nam;
  • Đang bị tạm giam để chờ thi hành án;
  • Đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng.

Căn cứ theo quy định trên, công dân Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam trong trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định của Toà án Việt Nam; đang bị tạm giam để chờ thi hành án; đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng.

Luật sư tư vấn xin thôi quốc tịch

  • Tư vấn về thời gian thực hiện thủ tục thôi quốc tịch;
  • Tư vấn về cơ quan thực hiện thủ tục thôi quốc tịch;
  • Tư vấn điều kiện, thủ tục xin thôi quốc tịch;
  • Tư vấn thời hạn giải quyết việc xin thôi quốc tịch;
  • Tư vấn hồ sơ, giấy tờ, các mẫu hồ sơ khi thực hiện thủ tục xin thôi quốc tịch

Như vậy, người đang bị xử lý hình sự không được thôi quốc tịch khi đang bị xử lý hình sự. Hy vọng bài viết trên đây của Luật L24H đã cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin hữu ích trong cuộc sống. Nếu quý bạn đọc có thắc mắc, khó khăn cần luật sư hình sư tư vấn khi thực hiện xin thôi quốc tịch, hãy liên hệ với qua hotline 1900.633.716 để được luật sư về hành chính, hình sự hỗ trợ kịp thời.

Scores: 4.6 (44 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,816 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716