Đã có bản án sơ thẩm hình sự có được thuê Luật sư bào chữa không?

Đã có bản án sơ thẩm hình sự có được thuê Luật sư bào chữa không là câu hỏi được đặt ra rất nhiều khi vụ án sơ thẩm đã được kết thúc bằng bản án do toà án tuyên án. Việc có được thuê luật sư bào chữa hay không sẽ được trả lời bằng bài viết dưới đây thông qua các quy định, thông tin cung cấp về thủ tục, thời gian đăng ký luật sư bào chữa trong tố tụng hình sự. Mời Quý bạn đọc theo dõi như sau.

Đã có bản án sơ thẩm hình sự có được thuê Luật sư bào chữa không

Đã có bản án sơ thẩm hình sự có được thuê Luật sư bào chữa không

Vụ án hình sự gồm những giai đoạn nào?

Những giai đoạn sau đây trong vụ án hình sự:

  • Khởi tố vụ án hình sự
  • Điều tra vụ án hình sự
  • Truy tố vụ án hình sự
  • Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
  • Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
  • Thi hành bản án và quyết định của Tòa án
  • Giám đốc thẩm, tái thẩm

Cơ sở pháp lý: Chương IX, Chương X, Chương XVIII, Chương XXI, Chương XXII, Chương XXIII, Chương XXV, Chương XXVI Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015

Luật sư tham gia trong vụ án hình sự từ giai đoạn nào?

Theo quy định thì Luật sư có thể tham gia với tư cách người bào chữa hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố, của bị hại, đương sự.

Luật sư có thể tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can:

  • Trường hợp bắt, tạm giữ thì có thể tham gia từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.
  • Trường hợp cần giữ bí mật điều tra thị Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để Luật sư tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.

Như vậy, theo quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, luật sư có thể tham tố tụng khi khởi tố bị can hoặc người bị bắt có mặt tại trụ sở, kết thúc điều tra tuỳ vào từng trường hợp.

Cơ sở pháp lý: Điều 72, Điều 74, Điều 83 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015

Có bản án sơ thẩm còn thuê luật sư bào chữa được không?

Dựa vào quy định về quyền của luật sư hay còn gọi là quyền của người bào chữa như sau:

  • Gặp, hỏi người bị buộc tội;
  • Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can;
  • Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo quy định;
  • Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác theo quy định;
  • Xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình, quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;
  • Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;
  • Đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
  • Thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
  • Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
  • Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản;
  • Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra;
  • Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa;
  • Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
  • Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án nếu bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất theo quy định.

Đồng thời, quyền của bị can, bị cáo được quy định sau đây:

Quyền của bị can bao gồm:

  • Được biết lý do mình bị khởi tố;
  • Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ theo quy định;
  • Nhận quyết định khởi tố bị can; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố và các quyết định tố tụng khác theo quy định;
  • Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
  • Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
  • Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
  • Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
  • Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;
  • Đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu;
  • Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Quyền của bị cáo bao gồm:

  • Nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định tố tụng khác theo quy định;
  • Tham gia phiên tòa;
  • Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ theo quy định;
  • Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị triệu tập người làm chứng, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định, người định giá tài sản, người tham gia tố tụng khác và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tham gia phiên tòa;
  • Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
  • Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
  • Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;
  • Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
  • Đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tòa;
  • Nói lời sau cùng trước khi nghị án;
  • Xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa;
  • Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án;
  • Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
  • Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng thì thời điểm sớm nhất Luật sư có thể tham gia tố tụng là ngay từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở cơ quan điều tra.

Như vậy, việc quy định về thời điểm sớm nhất để người bào chữa có thể tham gia là thời điểm thích hợp để luật sư có thể theo dõi vụ án một cách sớm nhất. Trong trường hợp, nếu có bản án sơ thẩm thì việc thuê luật sư vẫn được diễn ra bình thường và có thể thuê luật sư bào chữa cho giai đoạn phúc thẩm. Cùng lúc đó, bị can, bị cáo hay người bào chữa có quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án hoặc khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nếu thấy có hành vi không đúng với pháp luật

Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 60, khoản 2 Điều 61, khoản 1 Điều 73, Điều 74 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015

Quyền kháng cáo bản án hình sự sơ thẩm

Những người sau đây có quyền kháng cáo bản án hình sự sơ thẩm:

  • Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm.
  • Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa.
  • Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.
  • Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
  • Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.
  • Người được Tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội.

Cơ sở pháp lý: Điều 331 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015

>>> Tham khảo thêm về: Mẫu đơn kháng cáo quyết định hình sự sơ thẩm

Quyền kháng cáo bản án hình sự sơ thẩm

Quyền kháng cáo bản án hình sự sơ thẩm

Thủ tục Luật sư tham gia vụ án hình sự

Trình tự thực hiện

Khi tham gia tố tụng, Luật sư cần chuẩn bị giấy tờ như sau:

  • Luật sư xuất trình Thẻ luật sư.
  • Bản sao có chứng thực và giấy yêu cầu luật sư của người bị buộc tội hoặc của người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội.

Trường hợp chỉ định người bào chữa thì Luật sư xuất trình các giấy tờ:

  • Luật sư xuất trình Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực;
  • Văn bản cử luật sư của tổ chức hành nghề luật sư nơi luật sư đó hành nghề hoặc văn bản phân công của Đoàn luật sư đối với luật sư hành nghề là cá nhân.

Trình tự như sau:

  1. Bước 1: Xuất trình các giấy tờ theo quy định
  2. Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra giấy tờ
  3. Bước 3: Ghi vào sổ đăng ký bào chữa và gửi ngay văn bản thông báo người bào chữa
  4. Bước 4: Lưu giấy tờ liên quan đến việc đăng ký bào chữa vào hồ sơ vụ án

>>>Xem thêm: Thủ tục chỉ định người bào chữa trong vụ án hình sự

Lưu ý: Trong trường hợp không đủ điều kiện thì từ chối việc đăng ký bào chữa và phải nêu rõ lý do bằng văn bản

Cơ sở pháp lý: khoản 2, khoản 3 Điều 78 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015

Luật sư tham gia vụ án hình sự

Luật sư tham gia vụ án hình sự

Thời gian đăng ký bào chữa

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận đủ giấy tờ trên, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kiểm tra giấy tờ và thấy không thuộc trường hợp từ chối việc đăng ký bào chữa theo quy định thì vào sổ đăng ký bào chữa, gửi ngay văn bản thông báo người bào chữa cho người đăng ký bào chữa, cơ sở giam giữ và lưu giấy tờ liên quan đến việc đăng ký bào chữa vào hồ sơ vụ án; nếu xét thấy không đủ điều kiện thì từ chối việc đăng ký bào chữa và phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

Lưu ý: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng từ chối việc đăng ký bào chữa khi thuộc một trong các trường hợp:

  • Người đã tiến hành tố tụng vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng vụ án đó;
  • Người tham gia vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị kết án mà chưa được xoá án tích, người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
  • Người bị buộc tội thuộc trường hợp chỉ định người bào chữa từ chối người bào chữa.

Cơ sở pháp lý: khoản 4 Điều 72; khoản 4, khoản 5 Điều 78 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015

Công việc Luật sư bào chữa khi vụ án hình sự có bản án sơ thẩm

  • Đề nghị tòa án cho phép được đọc, ghi chép, sao chụp toàn bộ hồ sơ vụ án, tìm kiếm tài liệu căn cứ phục vụ cho hoạt động bào chữa.
  • Trường hợp bị cáo trình bày về việc bị đánh đập luật sư sẽ kiến nghị ngay với lãnh đạo trại giam để có biện pháp phòng ngừa bảo vệ.
  • Giúp đỡ khách hàng chứng minh các căn cứ làm tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo.
  • Tùy từng tính chất vụ việc, luật sư có thể đề nghị cơ quan điều tra áp dụng, thay đổi hay hủy bỏ biện pháp ngăn chặn và hướng dẫn khách hàng làm đơn xin bảo lĩnh.
  • Chuẩn bị luận cứ bào chữa cho phiên tòa phúc thẩm.
  • Tư vấn, hướng dẫn người nhà thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, thu thập các tài liệu giảm nhẹ hình phạt
  • Kiến nghị, khiếu nại hành vi vi phạm tố tụng, xâm hại đến quyền lợi thân chủ của cơ quan tiến hành tố tụng

Như vậy, việc các đương sự thuê luật sư bào chữa khi đã có bản án sơ thẩm được xem là hợp pháp trong tố tụng hình sự. Do đó, Luật L24H xin giới thiệu tới Quý khách hàng về vai trò của luật sư bào chữa trong vụ án hình sự, nếu thắc mắc hoặc cần hỗ trợ kỹ càng hơn xin vui lòng liên hệ HOTLINE 1900.633.716 để được luật sư hình sự tư vấn chi tiết hơn. Xin chân thành cảm ơn!

Scores: 4.9 (26 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,826 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716