Công ty trốn thuế ai là người chịu trách nhiệm hình sự là thắc mắc của nhiều người trong công ty đặc biệt là những người đang giữ chức vụ quản lý. Trốn thuế có thể bị xử lý vi phạm hành chính và nặng hơn là bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bài viết dưới đây sẽ thông tin cụ thể về chủ thể chịu trách nhiệm cũng cũng như hình thức xử lý về hành vi trốn thuế của công ty
Xử lý công ty có hành vi trốn thuế
Các hành vi được coi là trốn thuế
Các hành vi được xem là trốn thuế được quy định tại Điều 143 Luật Quản lý thuế 2019 và điều 17 nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau:
- Không nộp hồ sơ đăng ký thuế, không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ hoặc hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế;
- Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp, không khai, khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm thuế
- Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp người nộp thuế đã khai thuế đối với giá trị hàng hóa, dịch vụ đã bán, đã cung ứng vào kỳ tính thuế tương ứng; lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ sai về số lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ để khai thuế thấp hơn thực tế và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế;
- Sử dụng hóa đơn không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn để khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm;
- Sử dụng chứng từ không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp chứng từ; sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch hoặc giá trị giao dịch thực tế để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, giảm, số tiền thuế được hoàn; lập thủ tục, hồ sơ hủy vật tư, hàng hóa không đúng thực tế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm
- Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nhưng không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan;
- Cố ý không kê khai hoặc là khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Cấu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa nhằm mục đích trốn thuế;
- Sử dụng những hàng hóa thuộc nhóm đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng với mục đích quy định mà không khai báo về việc chuyển đổi mục đích sử dụng tới cơ quan quản lý thuế;
- Người nộp thuế có hoạt động kinh doanh đang trong thời gian ngừng, tạm ngừng hoạt động kinh doanh nhưng lại không thông báo với cơ quan quản lý thuế.
Trên đây là các hành vi trốn thế, nếu công ty có một trong các hành vi này sẽ được coi là trốn thuế
Công ty trốn thuế bao nhiêu thì bị xử lý hình sự
Căn cứ khoản 1 Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định: người có hành vi trốn thuế theo quy định với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm
Như vậy, công ty trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội được kể trên chưa xóa án tích mà còn vi phạm thì sẽ bị xử lý hình sự
>>>Xem thêm: Trốn thuế bao nhiêu thì bị khởi tố hình sự, khung hình phạt
Ai là người chịu trách nhiệm khi công ty trốn thuế
Căn cứ khoản 1 Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2020 thì người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có các trách nhiệm sau:
- Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;
- Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp, không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
- Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về doanh nghiệp mà mình, người có liên quan của mình làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp.
Ngoài ra, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm trách nhiệm nêu trên.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm trong trường hợp doanh nghiệp trốn thuế.
Những cá nhân trong doanh nghiệp có tham gia thực hiện hành vi trốn thuế cũng phải chịu trách nhiệm về hành vi này.
Hình phạt hành vi trốn thuế của công ty
Hành vi trốn thuế bị phạt thế nào?
Xử phạt hành chính
Khi có hành vi trốn thuế thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau:
- Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên khi thực hiện một trong các hành vi trốn thuế được quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP
- Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.
- Phạt tiền 2 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP mà có một tình tiết tăng nặng.
- Phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP có hai tình tiết tăng nặng.
- Phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 125/NĐ-CP có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên.
Bên cạnh đó, còn phải áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như:
- Buộc nộp đủ tiền thuế vào ngân sách Nhà nước
- Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ trên hồ sơ thuế (nếu có)
Như vậy, tùy thuộc vào hành vi trốn thuế cũng như tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng thì sẽ gánh chịu các mức phạt và biện pháp khắc phục hậu quả khác nhau nhất định
>>>Xem thêm: Khai sai số lượng sản phẩm xuất khẩu để trốn thuế xử phạt như thế nào
Xử lý hình sự
Theo quy định tại khoản 5 Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015, công ty có hành vi trốn thuế bị xử lý hình sự như sau:
- Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này trốn thuế với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195 và 196 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
- Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Trên đây là các hình thức xử lý hình sự đối với công ty có hành vi trốn thuế, tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm của hành vi mà có chịu các mức hình phạt khác nhau.
>>>Xem thêm: Khung hình phạt pháp nhân thương mại đối với tội trốn thuế
Luật sư bào chữa tội trốn thuế cho doanh nghiệp
Luật L24H các dịch vụ về luật sư bào chữa tội trốn thuế như sau:
- Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can tội trốn thuế
- Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo quy định
- Thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu để bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong vụ án trốn thuế;
- Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá trong vụ án hình sự trốn thuế;
- Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra vụ án trốn thuế;
- Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa hình sự tội trốn thuế;
- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
Luật sư tư vấn, bào chữa tội trốn thuế cho công ty
Hiểu rõ về việc ai là người phải chịu trách nhiệm hình sự khi công ty trốn thuế giúp cá nhân, tổ chức hạn chế được rủi ro không cần thiết cho cá nhân lẫn tổ chức. Nếu quý khách hàng thấy chưa rõ cần luật sư tư vấn cụ thể hoặc sử dụng Dịch vụ Luật sư tranh tụng xin vui lòng liên hệ tới HOTLINE 1900.633.716 để được các Luật sư bào chữa có trình độ chuyên môn hình sự hỗ trợ và tư vấn.
Một số bài viết liên quan trốn thuế có thể bạn quan tâm: