Công ty cổ phần là gì? Khái niệm, đặc điểm công ty cổ phần

Công ty cổ phần là gì? Khái niệm, đặc điểm công ty cổ phần là câu hỏi mà nhiều người quan tâm vì đây là một trong những mô hình doanh nghiệp rất phổ biến ở nước ta hiện tại. Tuy được quan tâm và tìm hiểu nhiều nhưng không phải ai cũng rõ về cơ cấu tổ chức, đặc điểm và ưu nhược điểm của mô hình doanh nghiệp này. Vì thế, để nắm bắt chi tiết về Công ty cổ phần mời Quý độc giả cùng tham khảo bài viết bên dưới của Luật L24H.

Công ty cổ phần là gì?

Công ty cổ phần là gì?

Công ty cổ phần là gì?

  • Công ty cổ phần là doanh nghiệp mà trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa; cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.
  • Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.

Cơ sở pháp lý: Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020.

Đặc điểm Công ty Cổ phần

  • Về người đại diện: công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Tất cả người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
  • Về vốn điều lệ công ty cổ phần: Vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần. Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. (Cơ sở pháp lý khoản 1 Điều 112 Luật Doanh nghiệp 2020)
  • Về tư cách pháp nhân: Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. (khoản 2 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020)
  • Về khả năng huy động vốn: Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có khả năng huy động vốn công ty cao và linh hoạt nhất. Vì, công ty cổ phần không bị không giới hạn số lượng cổ đông góp vốn và được phát hành cổ phần các loại, phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi và các loại trái phiếu khác để huy động vốn, chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu; chào bán cổ phần riêng lẻ; chào bán cổ phần ra công chúng. (Cơ sở pháp lý theo điểm b khoản 1 và khoản 3 Điều 111, Khoản 2 Điều 123 Luật Doanh nghiệp 2020). Hơn nữa thủ tục chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần cũng rất dễ dàng, các cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình theo điểm d khoản 1 Điều 111 Luật này.
  • Về chế độ trách nhiệm pháp lý: Chế độ trách nhiệm tài sản của cổ đông công ty cổ phần là chế độ trách nhiệm hữu hạn. Nên cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn góp vào công ty đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác mà không ảnh hưởng tới tài sản cá nhân.
  • Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.(Khoản 3 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020)
  • Về cổ đông: Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Ngoài cổ phần phổ thông, công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi. Số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không bị hạn chế về số lượng cổ động. Công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Cơ sở pháp lý: điểm b khoản 1 Điều 111; khoản 1, khoản 2 Điều 120; khoản 1,2 Điều 114 Luật Doanh nghiệp 2020

Đặc điểm của công ty cổ phần

Đặc điểm của công ty cổ phần

Ưu nhược điểm của Công ty Cổ phần

Ưu điểm

Chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn do đó mà các cổ đổng ít phải chịu rủi ro hơn so với các loại hình doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn;

Khả năng huy động vốn và linh hoạt cao qua việc chào bán các loại cổ phần, phát hành cổ phiếu ra công chúng. Đây là ưu thế mà không phải loại hình doanh nghiệp nào cũng có;

Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề;

Thủ tục chuyển nhượng cổ phần đơn giản, cộng thêm không giới hạn số lượng cổ đông là yếu tố thu hút nhiều  cá nhân hoặc tổ chức dễ dàng tham gia góp vốn vào công ty cổ phần;

Được quyền niêm yết, giao dịch cổ phần trên sàn giao dịch chứng khoán.

Ưu điểm của Công ty Cổ phần

Ưu điểm của Công ty Cổ phần

Nhược điểm

Việc quản lý và điều hành công ty rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích.

Việc thành lập và quản lý công ty cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán.

Ngoài ra, mức thuế tương đối cao vì ngoài thuế mà công ty phải thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, các cổ đông còn phải chịu thuế thu nhập bổ sung từ nguồn cổ tức và lãi cổ phần theo quy định của luật pháp.

 

Khả năng bảo mật kinh doanh và tài chính bị hạn chế do công ty phải công khai và báo cáo với các cổ đông.

Khả năng thay đổi phạm vi lĩnh vực kinh doanh không linh hoạt do phải tuân thủ theo những quy định trong Điều lệ của công ty, ví dụ có trường hợp phải do Đại hội đồng Cổ đông của Công ty Cổ phần quyết định.

Trình tự, thủ tục thành lập Công ty Cổ phần

Hồ sơ

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp: Phụ lục I-4 Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
  • Bản sao các giấy tờ sau đây:
  1. Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
  2. Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.
  3. Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  4. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Cơ sở pháp lý: Điều 22 Luật Doanh nghiệp năm 2020

Thủ tục

  1. Chuẩn bị hồ sơ đã nêu ở trên.
  2. Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh theo phương thức sau đây:

Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh; qua dịch vụ bưu chính; qua mạng thông tin điện tử.

  1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp

Cơ sở pháp lý Điều 26 Luật Doanh nghiệp 2020

Luật sư tư vấn về Công ty Cổ phần

Công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay, nhưng nó cũng là một trong những loại hình phức tạp nhất, trình tự và thủ tục để thành lập loại hình doanh nghiệp này khá rắc rối và mất thời gian nếu không hiểu về nó. Vì thế nếu Quý Độc giả còn có sự thắc mắc hoặc cần thực hiện thành lập Công ty cổ phần hãy gọi ngay cho Luật sư tư vấn luật doanh nghiệp của Luật L24H qua số Hotline 1900633716 để được tư vấn giải đáp miễn phí. Xin cảm ơn Quý độc giả.

Scores: 4.6 (32 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,813 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716