Con của vợ cũ có được hưởng di sản thừa kế khi cha mất không?

Con của vợ cũ có được hưởng di sản thừa kế khi cha mất là thắc mắc của nhiều gia đình. Hiện nay, trong một số trường hợp sau khi cha mẹ đã ly hôn trong một khoảng thời gian và không có liên lạc gì nhưng khi nghe tin cha mất thì con của vợ cũ lại quay về đòi được hưởng di sản thừa kế của cha vì cho rằng mình thuộc hàng được hưởng di sản thừa kế.  Do đó, để hiểu rõ hơn về vấn đề này có thể tham khảo bài viết dưới đây

Con của vợ cũ có được thừa kế

Con của vợ cũ có được thừa kế

Đối tượng được hưởng di sản thừa kế

Theo di chúc

Theo quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 quy định di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Như vậy, đối tượng được hưởng di sản thừa kế theo di chúc phụ thuộc vào ý chí của người để lại di sản thừa kế: có thể thuộc một trong những đối tượng thuộc hàng thừa kế theo pháp luật, có thể là những người không có quan hệ huyết thống, hoặc là một tổ chức, cá nhân bất kỳ. Tuy nhiên,  để di chúc có hiệu lực cần phải đáp ứng những điều kiện theo luật định về người lập di chúc, nội dung di chúc, hình thức di chúc, công chứng chứng thực.,…

Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo quyền lợi và lợi ích tốt nhất cho con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; con thành niên mà không có khả năng lao động thì tại điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định những chủ thể này được hưởng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật mà không phục vào nội dung của di chúc.

Di sản thừa kế theo di chúc

Di sản thừa kế theo di chúc

>>> Xem thêm: Chia tài sản thừa kế có người không đồng ý

Theo pháp luật

Khác so với đối tượng được hưởng di sản thừa kế theo di chúc phụ thuộc vào ý chí của người để lại di sản thừa kế thì đối tượng hưởng di sản thừa kế theo pháp luật do pháp luật quy định, cụ thể như sau:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015

Hàng thừa kế theo pháp luật

Hàng thừa kế theo pháp luật

>>> Xem thêm: Thừa kế theo pháp luật là gì?

Con của vợ cũ có được hưởng di sản thừa kế khi cha mất không?

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thừa kế bao gồm: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

  • Thừa kế theo di chúc là sự thể hiện ý chí của người để lại di sản thừa kế cho một đối tượng nào đó, có bằng miệng hoặc bằng văn bản nhưng phải đáp ứng những điều kiện theo luật định. Do đó, con của vợ cũ vẫn có thể được hưởng di sản thừa kế khi cha mất nếu người cha có để lại di chúc và trong di chúc thể hiện để một phần di sản của mình cho con của của vợ cũ. Ngoài ra, trong trường hợp 2 vợ chồng ly hôn mà con của vợ cũ là người chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng lại không có khả lao đồng thì vẫn được hưởng ít nhất 2/3 suất của một người được hưởng thừa kế theo pháp luật mà không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
  • Thừa kế theo pháp luật: theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Vì vậy, mặc dù vợ chồng đã ly hôn nhưng con của vợ cũ vẫn là con ruột của người chồng nên vẫn có quyền được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật.

Như vậy, con của vợ cũ vẫn có thể được hưởng di sản thừa kế khi cha mất nếu trong di chúc thể hiện để di sản thừa kế cho con hoặc hưởng thừa kế theo pháp luật, trừ trường hợp thuộc người không được hưởng di sản thừa kế (Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015)

>>> Xem thêm: Quyền thừa kế đất đai không có di chúc

Trình tự, thủ tục để được hưởng di sản thừa kế do cha mẹ để lại

Theo di chúc

  1. Bước 1: Công bố di chúc của người chết
  2. Bước 2: Họp mặt những người thừa kế
  3. Bước 3: Khai nhận di sản thừa kế tại văn phòng công chứng
  4. Bước 4: Đăng ký chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản

Theo pháp luật

  1. Bước 1: Xác định hiệu lực của di chúc và phần di sản không chia theo di chúc
  2. Bước 2: Xác định người được hưởng di sản thừa kế theo hàng thừa kế
  3. Bước 3: Lập văn bản khai nhận thừa kế phần di sản thừa kế theo pháp luật
  4. Bước 5: Chuyển giao tài sản thừa kế cho người có quyền thừa kế

Luật sư tư vấn về chia di sản thừa kế khi vợ hoặc chồng mất

  • Tư vấn đối tượng nào sẽ được hưởng di sản thừa kế khi vợ hoặc chồng mất
  • Tư vấn về cách thức phân chia di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật
  • Xác định suất tối thiểu mà vợ có thể được hưởng khi chồng mất
  • Tư vấn về trình tự, thủ tục để được nhận di sản thừa kế
  • Hỗ trợ trong việc chuẩn bị hồ sơ để khai nhận di sản thừa kế theo di chúc

>>> Xem thêm: Dịch vụ soạn thảo văn bản phân chia di sản thừa kế

Trên đây đã làm rõ được phần nào câu hỏi: con của vợ cũ có được hưởng di sản thừa kế khi cha mất không cũng như đã khái quát một số điểm nổi bật về thừa kế. Nếu quý khách có bất kỳ sự thắc mắc nào cần luật sư tư vấn luật thừa kế vui lòng gọi vào hotline: 1900.633.716 để được tư vấn kịp thời.

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,819 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716