Con có quyền lựa chọn người nuôi dưỡng khi cha mẹ ly hôn không trở thành một vấn đề quan trọng trong các vụ án ly hôn. Việc cấp dưỡng, chăm sóc con cũng như thực hiện các thỏa thuận liên quan trong hoàn cảnh này càng cần được quy định rõ ràng. Tuy nhiên, nếu không có sự thỏa thuận thỏa đáng về điều này, tòa sẽ xem xét lựa chọn người nuôi dưỡng con dựa vào nguyện vọng của con, bên cạnh đó nuôi dưỡng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về thu nhập, khả năng chăm sóc và nuôi dưỡng con để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho con
Quyền được lựa chọn người nuôi dưỡng khi cha mẹ ly hôn của con
Nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
Điều 81 Luật Hôn Nhân và Gia Đình 2014 quy định về quyền nuôi dưỡng con cái sau khi ly hôn, theo quy định cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
Điều 82 Luật Hôn Nhân và Gia Đình 2014 quy định về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cụ thể như sau:
- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
- Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Vì vậy, nghĩa vụ của cha mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn phải có là nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Điều 116 Luật Hôn Nhân và Gia Đình 2014 quy định về mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận được căn cứ vào các yếu tố sau đây:
- Thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng.
- Khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng.
- Nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng
Trong trường hợp không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.
Điều 117 Luật Hôn Nhân và Gia Đình 2014 cũng có quy định về phương thức cấp dưỡng. Cụ thể việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.
>>>Đọc thêm: Hướng dẫn kiện đòi tiền cấp dưỡng nuôi con
Con có được quyền lựa chọn ở với cha hoặc mẹ sau khi ly hôn?
Quyền lựa chọn ở với cha hoặc mẹ sau khi ly hôn của con
Con dưới 03 tuổi
Khoản 3 Điều 81 Luật Hôn Nhân và Gia Đình 2014 quy định rằng con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
>>> Xem thêm: Điều kiện giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi
Con trên 03 tuổi nhưng dưới 07 tuổi
Điều 81 Luật Hôn Nhân và Gia Đình 2014 quy định trong trường hợp con trên 03 tuổi nhưng dưới 07 tuổi, Tòa án sẽ căn cứ vào điều kiện của cha mẹ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho trẻ.
Con trên 07 tuổi
Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn Nhân và Gia Đình 2014 quy định, trong trường hợp con trên 07 tuổi, ngoài xem xét điều kiện của cha mẹ, tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của con.
Như vậy, vợ chồng có thể thỏa thuận với nhau về quyền trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ phụ cấp nuôi dưỡng và quyền hạn của mỗi bên đối với con sau khi ly hôn. Tuy nhiên, đối với con dưới 36 tháng tuổi thì tòa án sẽ ưu tiên cho mẹ nuôi dưỡng và chăm sóc con nếu mẹ có đủ điều kiện để nuôi dưỡng và giáo dục con cái. Bởi độ tuổi này còn quá nhỏ, việc ở với mẹ thì trẻ có thể phát triển tốt hơn. Quyền nuôi con trên 3 tuổi đến dưới 07 tuổi khi ly hôn sẽ ngang bằng giữa hai vợ chồng. Con trên 07 tuổi khi ly hôn phải hỏi ý kiến, nguyện vọng của con vì lúc này trẻ đã có nhận thức về việc muốn ở với cha hay mẹ khi cha mẹ không còn sống chung nữa.
>>> Xem thêm: Điều kiện giành quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn
>>> Xem thêm: Điều kiện giành quyền nuôi cả 2 con khi ly hôn
Tòa lấy ý kiến của trẻ như thế nào?
Khi vợ chồng không thể thỏa thuận về việc người trực tiếp nuôi con, xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp không thể dàn xếp được thì việc này sẽ do Tòa án quyết định. Thẩm phán phụ trách phiên tòa giải quyết ly hôn sẽ là người có thẩm quyền lấy ý kiến của trẻ từ đủ 7 tuổi về việc lựa chọn sống chung với cha hoặc mẹ.
Thủ tục lấy ý kiến của con trẻ là bắt buộc trong giải quyết án ly hôn được quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình và Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Hiện vẫn chưa có quy định cụ thể về thủ tục lấy ý kiến, nên thủ tục xét nguyện vọng của con thể hiện qua nhiều hình thức. Tòa án sẽ có hướng lấy ý kiến của con trẻ như sau:
- Thực tế cho thấy đa phần các Tòa án lấy ý kiến của con từ đủ 07 tuổi trở lên bằng văn bản (bản khai, tự khai viết tay, hoặc đánh máy) có chữ ký hoặc điểm chỉ của con và cha mẹ. Việc lấy ý kiến được thực hiện tại trụ sở Tòa án trước khi xét xử vụ việc ly hôn.
- Tòa án có thể yêu cầu cha mẹ hướng dẫn con viết Bản tự khai (thể hiện nguyện vọng của con, có chữ ký hoặc điểm chỉ của con và cha, mẹ) ngoài trụ sở Tòa án;
- Có trường hợp, Tòa án lấy ý kiến của con bằng văn bản trước đó, song, theo yêu cầu của một bên đương sự, Tòa tiếp tục triệu tập con để xét lại nguyện vọng của con ngay tại phiên tòa hoặc có trường hợp Hội đồng xét xử trực tiếp liên lạc với trẻ qua điện thoại để xác định lại ý chí của con. Tại địa phương đã thành lập Tòa Gia đình và người chưa thành niên, việc lấy ý kiến của con thực hiện tại Phòng trẻ em của Tòa chuyên trách này trước khi xét xử vụ việc.
Khi lấy ý kiến của trẻ phải tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 208 BLTTDS 2015 là phải bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của trẻ; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ. Đặc biệt, việc lấy ý kiến phải đảm bảo giữ bí mật cá nhân của trẻ.
Giải đáp số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 07 tháng 4 năm 2017 của TANDTC tại điểm 26 Mục IV cũng hướng dẫn về quy định nêu trên như sau: “Phương pháp lấy ý kiến phải bảo đảm thân thiện với trẻ em. Tuy nhiên, Tòa án phải căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của người con để quyết định giao cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng”. Trên thực tế, ý kiến của con thường chỉ mang tính định hướng, tham khảo, là một phần để Tòa án xem xét đi đến quyết định, không có ý nghĩa hoàn toàn quyết định.
>>> Xem thêm: Tòa lấy ý kiến của con trên 7 tuổi khi ba mẹ ly hôn như thế nào?
Tòa định người trực tiếp nuôi dưỡng con dựa vào yếu tố nào?
Các điều kiện tòa án xem xét để chọn cha mẹ có quyền nuôi dưỡng con
Dưới góc độ pháp lý, Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn, có thể hiểu rằng Tòa án sẽ dựa vào nhiều yếu tố nhưng hơn hết là phải có căn cứ cho việc cha, mẹ đủ điều kiện để bảo đảm quyền lợi về mọi mặt cho con. Tòa án sẽ xem xét việc cha hay mẹ có quyền nuôi con dựa trên một vài yếu tố như:
- Về tài chính: Tòa án sẽ xem xét mức thu nhập bình quân hàng tháng của cha mẹ, sự ổn định trong nghề nghiệp, nguồn thu nhập đó được tạo ra có hợp pháp hay không?…
- Về mặt đạo đức, nhân phẩm: Tòa án sẽ xem xét cách giáo dục con cái của cha mẹ qua lối sống, các quan hệ xã hội của cha mẹ đối với gia đình, đối với xã hội, đối với đồng nghiệp. Tình yêu thương của bạn dành cho con cũng là một yếu tố để xem xét.
- Về thời gian chăm sóc, giáo dục con: Tòa án sẽ xem xét điều kiện công việc của cha mẹ có thường xuyên đi sớm, về muộn, có đảm bảo để chăm sóc con khi cần thiết hay không?
- Các điều kiện khác:
Các yếu tố về vật chất: Cha mẹ cần đảm bảo cho con về nơi ăn, ở, đi lại học tập của con.
Các yếu tố về tinh thần: Điều kiện vui chơi giải trí giúp con phát triển lành mạnh, trong sáng.
Như vậy, tòa án xem xét các điều kiện trên của cha mẹ để xem xét, giải quyết.
>>>Đọc thêm: Hướng dẫn thủ tục khởi kiện giành lại quyền nuôi con sau ly hôn
Dịch vụ tư vấn ly hôn và giành quyền nuôi con
Nội dung tư vấn pháp lý về ly hôn giành quyền nuôi con bao gồm:
- Tư vấn quy trình và thủ tục ly hôn thuận tình hoặc ly hôn đơn phương;
- Tư vấn phân chia giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn, tài sản chung, riêng, nghĩa vụ trả nợ.. khi ly hôn;
- Tư vấn thủ tục khởi kiện tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn; tiền trợ cấp nuôi con sau khi ly hôn và chế độ chăm sóc, thăm nom con sau ly hôn;
- Soạn đơn xin ly hôn và các văn bản khác bảo vệ quyền lợi khách hàng;
- Luật sư tham gia với tư cách người bảo vệ quyền lợi khách hàng làm việc với các cơ quan liên quan quyền nuôi con, vấn đề liên quan hôn nhân gia đình;
- Các dịch vụ pháp lý khác theo nhu cầu của khách hàng.
>>> Tham khảo thêm: Dịch vụ thuê luật sư giành quyền nuôi con
Khi cha mẹ ly dị nhưng không thể thỏa thuận được quyền nuôi con, tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của con và điều kiện của cha mẹ để lựa chọn người nuôi dưỡng con cái nhằm đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho con. Để liên hệ với đội ngũ luật sư hôn nhân gia đình tư vấn ly hôn hoặc sử dụng dịch vụ ly hôn của Văn phòng Luật L24H Quý khách vui lòng liên hệ 1900633716. Xin cảm ơn.