Có thể yêu cầu sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ phán quyết trọng tài không

Có thể yêu cầu sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ phán quyết trọng tài không là nỗi lo thường trực của nhiều doanh nghiệp. Do khi áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại sẽ phải đối mặt với nguy cơ là phán quyết trọng tài bị hủy. Để hiểu rõ hơn về phán quyết trọng tài, yêu cầu hủy phán quyết trọng tài hay về thẩm quyền, án lệ, luật có liên quan xin mời Quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

yêu cầu sửa đổi, bổ sung hủy bỏ phán quyết trọng tài

yêu cầu sửa đổi, bổ sung hủy bỏ phán quyết trọng tài

Phán quyết trọng tài là gì?

Phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài.

Cơ sở pháp lý: khoản 10 Điều 3 Luật trọng tài thương mại 2010.

>>> Xem thêm: Trọng tài thương mại là gì?

Trường hợp sửa đổi, bổ sung và hủy bỏ phán quyết trọng tài

Sửa đổi, bổ sung phán quyết trọng tài theo luật

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết, trừ khi các bên có thỏa thuận khác về thời hạn, một bên có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài sửa chữa những lỗi rõ ràng về chính tả, về số liệu do nhầm lẫn hoặc tính toán sai trong phán quyết nhưng phải thông báo ngay cho bên kia biết. Trường hợp Hội đồng trọng tài thấy yêu cầu này là chính đáng thì phải sửa chữa trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ban hành phán quyết, Hội đồng trọng tài có thể chủ động sửa những lỗi như quy định trên và thông báo ngay cho các bên.

Trường hợp các bên không có thoả thuận khác, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết, một bên có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài ra phán quyết bổ sung đối với những yêu cầu được trình bày trong quá trình tố tụng nhưng không được ghi trong phán quyết và phải thông báo ngay cho bên kia biết. Nếu Hội đồng trọng tài cho rằng yêu cầu này là chính đáng thì ra phán quyết bổ sung trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.

Như vậy, nếu các chủ thể phát hiện có sai sót về pháp luật áp dụng trong quá trình giải quyết vụ việc và đã có phán quyết thì có quyền yêu cầu sửa đổi, bổ sung theo quy định.

Cơ sở pháp lý: Điều 63 Luật trọng tài thương mại 2010.

Rà soát Luật trọng tài thương mại

Rà soát Luật trọng tài thương mại

Hủy phán quyết trọng tài theo luật

Khi có đơn yêu cầu của một bên Tòa án xem xét việc hủy phán quyết trọng tài.

Phán quyết trọng tài bị hủy nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu;
  • Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật này;
  • Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị huỷ;
  • Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài;
  • Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Khi Tòa án xem xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, nghĩa vụ chứng minh được xác định như sau:

  • Bên yêu cầu hủy phán quyết trọng tài quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều này có nghĩa vụ chứng minh Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong các trường hợp đó;
  • Đối với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này, Tòa án có trách nhiệm chủ động xác minh thu thập chứng cứ để quyết định hủy hay không hủy phán quyết trọng tài.

Cơ sở pháp lý: Điều 68 Luật trọng tài thương mại 2010.

Chủ thể có quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài

Chủ thể có quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài

Chủ thể có quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài

Về chủ thể có quyền yêu cầu hủy bỏ pháp quyết trọng tài, thì các bên trong tranh chấp thương mại có quyền gửi đơn đến Tòa án để yêu cầu hủy phán quyết của Hội đồng trọng tài. Theo quy định tại Điều 69 Luật trọng tài thương mại 2010 như sau:

  • Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài, nếu một bên có đủ căn cứ để chứng minh được rằng Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 68 của Luật này, thì có quyền làm đơn gửi Toà án có thẩm quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài. Đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là có căn cứ và hợp pháp.
  • Trường hợp gửi đơn quá hạn vì sự kiện bất khả kháng thì thời gian có sự kiện bất khả kháng không được tính vào thời hạn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.

Cơ sở pháp lý: Điều 69 Luật trọng tài thương mại 2010.

Tư vấn về sửa đổi bổ sung và hủy bỏ phán quyết trọng tài.

  • Luật sư đại diện giải quyết các vấn đề trước Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng.
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp bằng thương mại.
  • Soạn thảo các đơn từ cho khách hàng (đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài,…).

Phán quyết trọng tài là một nội dung đang được tiếp cận rộng rãi và cũng là những khái niệm mới mẻ với nhiều người. Vì thế, nếu trong quá trình tìm hiểu còn có vấn đề cần giải đáp, Quý bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp đến số điện thoại 1900.633.716 hoặc gửi thư về địa chỉ email [email protected] để được các Luật sư thương mại tư vấn kỹ hơn.

Scores: 4.7 (25 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,789 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716