Có thể kiện hủy di chúc trong những trường hợp nào là câu hỏi được khá nhiều dư luận quan tâm. Di chúc là kết quả của hành vi pháp lý đơn phương mà người để lại di sản đã lập. Di chúc có thể lập bằng miệng hoặc bằng văn bản đã công chứng, chứng thực. Bên cạnh người lập di chúc có thể sửa đổi, hủy bỏ di chúc thì chủ thể khác liên quan có thể kiện hủy di chúc. Bài viết dưới đây sẽ trình bày các trường hợp hủy di chúc, thủ tục kiện để hủy di chúc.
Kiện hủy bỏ di chúc
Quy định pháp luật về di chúc
Hiệu lực của di chúc
Căn cứ Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hiệu lực của di chúc bao gồm các nội dung sau:
Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.
Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:
- Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
- Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.
Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.
Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.
Các trường hợp hủy bỏ di chúc
Theo quy định tại khoản 2 Điều 629 và Điều 640 Bộ luật Dân sự 2015 thì di chúc có thể bị hủy bỏ khi rơi vào một trong các trường sau đây:
- Đối với di chúc miệng, sau 3 tháng kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ;
- Đối với di chúc lập bằng văn bản thì người lập di chúc có thể hủy bỏ di chúc bất cứ lúc nào;
- Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ.
Như vậy, khi rơi vào một trong ba trường hợp trên thì di chúc có thể bị hủy bỏ.
Chủ thể có quyền hủy hoặc kiện hủy di chúc
Tại khoản 1 Điều 640 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định: Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào Với quy định này, chủ thể có quyền đương nhiên hủy bỏ di chúc là người lập di chúc
Ngoài ra, Tòa án cũng có quyền hủy bỏ di chúc khi có yêu cầu hủy bỏ di chúc của một cá nhân nào đó nếu yêu cầu này đáp ứng các điều kiện để có thể hủy bỏ di chúc như di chúc có dấu hiệu giả tạo hoặc người lập di chúc không bảo đảm năng lực chủ thể tại thời điểm lập di chúc. Có nghĩa là di chúc không đảm bảo về mặt hình thức và nội dung được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015.
Cần làm gì để hủy bỏ di chúc
Thứ nhất, Hủy bỏ di chúc minh thị
- Là việc người lập di chúc thể hiện ý chí công khai bằng văn bản với nội dung không thừa nhận giá trị của di chúc do mình lập trước đó.
- Trong trường hợp di chúc đã được công chứng nhưng muốn hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc thì có thể yêu cầu bất cứ công chứng viên nào công chứng việc hủy bỏ di chúc đó. Nếu di chúc trước đó đang được lưu trữ tại một tổ chức hành nghề công chứng thì người lập di chúc phải thông báo cho tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ di chúc biết về việc hủy bỏ đó. (khoản 3 Điều 56 Luật Công chứng 2014)
- Người lập di chúc có thể hủy bỏ di chúc bằng hành vi cụ thể để tiêu hủy toàn bộ di chúc đã được lập. Ví dụ như: Xé bỏ, đốt bỏ hay tiêu hủy bằng hình thức khác làm cho di chúc không còn tồn tại trên thực tế.
Thứ hai, Hủy bỏ mặc nhiên di chúc
Là trường hợp di sản thừa kế theo di chúc đã được định đoạt bởi người lập di chúc bằng một hành vi pháp lý khác như: tặng cho; bán, cầm cố; thế chấp hay dùng để bảo lãnh cho việc thực hiện một nghĩa vụ và sau đó di sản đã bị xử lý để trả nợ.
Thứ ba, yêu cầu Tòa án hủy bỏ di chúc
Là trường hợp có người nhận thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm bởi di chúc nên có yêu cầu Tòa án tuyên hủy bỏ di chúc.
Tờ hủy bỏ di chúc
>>>Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục hủy bỏ di chúc đã công chứng
Thẩm quyền hủy di chúc có hiệu lực pháp luật
Di chúc cũng là một giao dịch dân sự nên việc hủy di chúc có hiệu lực pháp luật thuộc thẩm quyền của Tòa án Nhân dân căn cứ vào khoản 3 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Có thể Tòa án Nhân dân cấp huyện hoặc Tòa án Nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết nếu việc hủy bỏ di chúc trong phạm vi giải quyết của Tòa án cấp huyện hoặc cấp tỉnh (Điều 35, Điều 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015).
Trình tự, thủ tục kiện hủy di chúc
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
Hồ sơ khởi kiện bao gồm:
- Bản chính của di chúc;
- Các giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân của người lập di chúc: Căn cước công dân, hộ chiếu, Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn,…;
- Các giấy tờ về tài sản để lại thừa kế: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, sổ tiết kiệm,…;
- Các giấy tờ khác có liên quan.
Bước 2: Nộp đơn khởi kiện và kèm theo các tài liệu chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền
Có thể nộp đơn khởi kiện bằng thông qua một trong các phương thức sau:
- Nộp trực tiếp tại Tòa án;
- Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
- Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Bước 3: Thẩm phán thụ lý giải quyết vụ án
Sau khi xem xét đơn khởi kiện, nếu đúng thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán sẽ gửi người khởi kiện thông báo đóng tạm ứng án phí giải quyết vụ án. Khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán thụ lý vụ án.
Bước 4: Tòa án tiến hành xét xử sơ thẩm vụ án
Bước 5: Xét xử phúc thẩm (nếu có kháng cáo, kháng nghị)
Luật sư hướng dẫn khởi kiện hủy bỏ di chúc trái pháp luật
- Tư vấn những trường hợp nào di chúc được coi là trái pháp luật;
- Tư vấn và hướng dẫn để chuẩn bị các tài liệu chứng cứ cần thiết để khởi kiện hủy bỏ di chúc;
- Hỗ trợ trong việc soạn thảo đơn từ: mẫu đơn khởi kiện, đơn kháng cáo,…;
- Hướng dẫn trình tư, thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp di sản thừa kế;
- Đại diện khách hàng thực hiện các thủ tụng khởi kiện, tranh tụng tại Tòa.
Luật sư tư vấn trình tự khởi kiện hủy bỏ di chúc
>>> Xem thêm: Dịch vụ luật sư tranh tụng
Mặc dù di chúc là hành vi pháp lý đơn phương nhưng cũng giống như các giao dịch dân sự khác thường xảy ra các tranh chấp trên thực tế và đôi khi mức độ phức tạp còn cao hơn. Vì vậy, nếu khách hàng nào đang gặp các vấn đề pháp lý liên đến di chúc nói riêng và thừa kế nói chung thì có thể liên hệ Luật sư tư vấn thừa kế tại Văn Phòng Luật L24H qua Hotline: 1900.633.716 để được các Luật sư thừa kế tư vấn, hỗ trợ kịp thời, hiệu quả nhất.