Cơ quan hành pháp là cơ quan tồn tại độc lập cùng với cơ quan lập pháp và cơ quan tư pháp, tạo nên hệ thống bộ máy chính quyền. Cơ quan hành pháp có nhiệm vụ thi hành các đạo luật, Hiến pháp của mỗi quốc gia. Ở nước Việt Nam, cơ cấu tổ chức, người đứng đầu của cơ quan hành pháp phải phù hợp với chế độ xã hội chủ nghĩa mà nước ta hiện nay đang hướng tới.
Cơ quan hành pháp tại Việt Nam là Chính phủ
Khái quát chung về cơ quan hành pháp ở Việt Nam hiện nay
Cơ quan hành pháp cao nhất là cơ quan nào?
Căn cứ theo Điều 94 Hiến pháp 2013, Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Như vậy, cơ quan hành pháp cao nhất tại Việt Nam là Chính phủ.
Cơ cấu tổ chức của cơ quan hành pháp
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Luật tổ chức Chính phủ 2015 (sửa đổi bổ sung 2019) quy định cơ cấu tổ chức của Chính phủ bao gồm các Bộ, cơ quan ngang bộ. Bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành; lĩnh vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc. Chính phủ quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; và cơ cấu tổ chức của từng bộ, cơ quan ngang bộ.
Cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ gồm vụ, văn phòng; thanh tra, cục, tổng cục, đơn vị sự nghiệp công lập. Trong đó, vụ, văn phòng, thanh tra, cục, tổng cục, đơn vị sự nghiệp công lập có người đứng đầu. Số lượng cấp phó của người đứng đầu tổng cục không quá 04; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định số lượng cấp phó của người đứng đầu vụ, văn phòng, thanh tra, cục, đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm bình quân không quá 03 người trên một đơn vị.
(CSPL: Điều 2, Điều 39, Điều 40 Luật tổ chức Chính phủ 2015 sửa đổi bổ sung 2019))
Căn cứ theo Điều 1 Nghị quyết số 08/2021/QH15 của Quốc hội ban hành ngày 23 tháng 7 năm 2021, cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV gồm 18 Bộ:
- Bộ Quốc phòng;
- Bộ Công an;
- Bộ Ngoại giao;
- Bộ Nội vụ;
- Bộ Tư pháp;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Tài chính;
- Bộ Công Thương;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Bộ Giao thông vận tải;
- Bộ Xây dựng;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Bộ Y tế.
04 cơ quan ngang Bộ bao gồm:
- Ủy ban Dân tộc;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Thanh tra Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ.
Chính phủ hiện nay có 18 Bộ và 4 Cơ quan ngang bộ
Thành viên của cơ quan hành pháp
Căn cứ Điều 95 Hiến pháp 2013, quy định thành viên của Chính phủ bao gồm Thủ tướng, các phó thủ tướng, các bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội quyết định. Trong đó:
- Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
- Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ được phân công. Khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt, một Phó Thủ tướng Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ.
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, cùng các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ.
Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan hành pháp
Căn cứ theo Điều 96 Hiến pháp 2013, Chính phủ có những nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
- Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
- Đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều này; trình dự án luật, dự án ngân sách nhà nước và các dự án khác trước Quốc hội; trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; thi hành lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của Nhân dân;
- Trình Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia; thực hiện quản lý về cán bộ, công chức, viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước; tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước; lãnh đạo công tác của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp; hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do luật định;
- Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
- Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ tịch nước; quyết định việc ký, gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ, trừ điều ước quốc tế trình Quốc hội phê chuẩn quy định tại khoản 14 Điều 70; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài;
- Phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội
Nguyên tắc tổ chức hoạt động của cơ quan hành pháp
Căn cứ theo Điều 5 Luật tổ chức Chính phủ 2015, Chính phủ có nguyên tắc tổ chức và hoạt động cụ thể như sau:
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; bảo đảm bình đẳng giới.
- Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và chức năng, phạm vi quản lý giữa các bộ, cơ quan ngang bộ; đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu.
- Tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, năng động, hiệu lực, hiệu quả; bảo đảm nguyên tắc cơ quan cấp dưới phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo và chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định của cơ quan cấp trên.
- Phân cấp, phân quyền hợp lý giữa Chính phủ với chính quyền địa phương, bảo đảm quyền quản lý thống nhất của Chính phủ và phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.
- Minh bạch, hiện đại hóa hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan hành chính nhà nước các cấp; bảo đảm thực hiện một nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục, dân chủ, hiện đại, phục vụ Nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân.
Luật sư tư vấn về cơ quan hành pháp
- Tư vấn về thi hành các Nghị định do cơ quan hành pháp ban hành;
- Tư vấn về việc bổ nhiệm người đứng đầu Chính phủ;
- Tư vấn về nhiệm kỳ của các chức danh trong cơ quan hành pháp.
Như vậy, xuất phát từ chức năng thi hành pháp luật, Chính phủ là cơ quan có thực quyền, có tầm ảnh hưởng không hề nhỏ đối với đời sống nhân dân. Hy vọng bài viết này đã mang đến những thông tin bổ ích kiến thức pháp luật cho Quý đọc giả. Các luật sư tư vấn luật của Luật L24H sẵn sàng hỗ trợ Quý khách 24/24 qua hotline 1900.633.716. Rất vui vì được hỗ trợ Quý khách. Xin cảm ơn.