Người khởi kiện có được rút đơn khởi kiện ở phiên tòa dân sự sơ thẩm

Có được rút đơn khởi kiện ở phiên tòa dân sự sơ thẩm là một câu hỏi mà nhiều người quan tâm và chú ý đến trong quá trình tham gia tố tụng. Như vậy, trong tố tụng dân sự người khởi kiện có thể rút yêu cầu khởi kiện ở phiên tòa dân sự sơ thẩm không, quy định về rút một phần yêu cầu khởi kiện như thế nào? Sau đây là những nội dung cơ bản mà tôi sẽ cung cấp để làm rõ các vấn đề trên.

Có được rút đơn khởi kiện ở phiên tòa dân sự sơ thẩm

Có được rút đơn khởi kiện ở phiên tòa dân sự sơ thẩm

Quy định về rút yêu cầu khởi kiện

Theo quy định tại Điều 71 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 về quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn như sau:

  • Các quyền, nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điều 70 của Bộ luật này.
  • Thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện; rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện.
  • Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu phản tố của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

Quy trình rút đơn khởi kiện dân sự

Nguyên đơn có quyền rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện của mình.

Nguyên đơn gửi yêu cầu rút đơn khởi kiện tại Tòa án nơi có thẩm quyền giải quyết vụ án. Trong trường hợp đang mở phiên tòa sơ thẩm, phiên phúc thẩm, nguyên đơn có thể đưa ra ý kiến

Có được rút đơn khởi kiện ở phiên tòa dân sự sơ thẩm không?

Nếu có nguyên đơn rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình cũng như việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện thì Hội đồng xét xử chấp nhận và tiến hành đình chỉ xét xử đối phần yêu cầu hay toàn bộ yêu cầu  nguyên đơn đã rút (căn cứ theo khoản 2 Điều 244 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).

Như vậy với các quy định trên người khởi kiện có thể rút đơn khởi kiện ở phiên tòa dân sự sơ thẩm theo quy định của pháp luật

Tòa án sơ thẩm giải quyết thế nào khi người khởi kiện yêu cầu rút đơn tại phiên tòa?

Theo khoản 2 Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện thì giải quyết như sau:

  • Bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rút toàn bộ yêu cầu độc lập thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án;
  • Bị đơn không rút hoặc chỉ rút một phần yêu cầu phản tố thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; bị đơn trở thành nguyên đơn, nguyên đơn trở thành bị đơn;
  • Bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không rút hoặc chỉ rút một phần yêu cầu độc lập thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu phản tố của bị đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trở thành nguyên đơn, người nào bị khởi kiện theo yêu cầu độc lập trở thành bị đơn.

Phiên tòa sơ thẩm

Phiên tòa sơ thẩm

Luật sư hỗ trợ, tư vấn quy trình, thủ tục rút đơn khởi kiện

  • Soạn thảo đơn từ, sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện
  • Tư vấn rút đơn khởi kiện
  • Tranh tụng tại Tòa đòi quyền lợi cho thân chủ
  • các vấn đề khác có liên quan

Dịch vụ luật sư tranh tụng

Dịch vụ luật sư tranh tụng tại Tòa

>>> Tham khảo thêm: Dịch vụ luật sư tranh tụng

Như vậy, Đối với trường hợp người khởi kiện đã nộp đơn khởi kiện nhưng không còn nhu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp thì pháp luật có quy định về các trường hợp rút đơn khởi kiện, rút một phần yêu cầu khởi kiện, rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện. Bài viết tôi cũng đã phần nào cung cấp được các nội dung về quy trình rút đơn khởi kiện. Nếu Quý khách hàng có khó khăn hoặc thắc mắc gì về vấn đề trên, cần tôi tư vấn luật dân sự, trình tự, thủ tục khởi kiện dân sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự hãy vui lòng liên hệ đến hotline 1900.633.716 của Văn Phòng Luật L24H để được tư vấn kỹ hơn. Xin cảm ơn.

Scores: 4.9 (17 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,926 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716