Có được hủy hợp đồng mua bán nhà khi một bên mất hay không là một câu hỏi phổ biến trong giao dịch mua bán nhà ở hiện nay. Hợp đồng mua bán nhà là sự thỏa thuận giữa bên bán nhà và bên mua nhà. Trong một số trường hợp, hợp đồng mua bán nhà có thể bị hủy. Vậy pháp luật quy định như thế nào về trường hợp hủy hợp đồng mua bán nhà ở khi một bên qua đời? Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ làm rõ hơn về vấn đề trên.
Hủy hợp đồng mua bán nhà khi một bên mất
Quy định về hợp đồng mua bán nhà ở
Hình thức hợp đồng mua bán nhà ở
Hợp đồng mua bán nhà ở là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa bên bán và bên mua. Theo đó, bên bán có nghĩa vụ chuyển giao nhà ở và giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu về nhà ở cho bên mua, bên mua có nghĩa vụ nhận nhà ở và trả tiền cho bên bán đúng thời hạn, địa điểm theo phương thức mà các bên đã thỏa thuận khi giao kết hợp đồng.
Hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Hợp đồng mua bán nhà phải đáp ứng điều kiện gì?
Bên cạnh đáp ứng điều kiện về mặt hình thức là phải được lập thành văn bản, thì hợp đồng mua bán nhà ở còn phải đáp ứng điều kiện về mặt nội dung. Căn cứ theo Điều 121 Luật Nhà ở năm 2014, hợp đồng mua bán nhà ở phải bao gồm những nội dung sau đây:
- Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên;
- Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó. Đối với hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua căn hộ chung cư thì các bên phải ghi rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung; diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng; diện tích sàn xây dựng căn hộ; mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng mục đích thiết kế đã được phê duyệt ban đầu;
- Giá trị góp vốn, giá giao dịch nhà ở nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá; trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở mà Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó;
- Thời hạn và phương thức thanh toán tiền nếu là trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;
- Thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành nhà ở nếu là mua, thuê mua nhà ở được đầu tư xây dựng mới; thời hạn cho thuê, cho thuê mua, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; thời hạn góp vốn;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên;
- Cam kết của các bên;
- Các thỏa thuận khác;
- Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;
- Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;
- Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.
Các hình thức mua bán nhà ở hiện nay
Theo Luật Nhà ở năm 2014, có 05 hình thức mua bán nhà ở hiện nay:
- Mua bán nhà ở thương mại có thời hạn
- Mua bán nhà ở trả chậm, trả dần
- Mua bán nhà ở thuộc sở hữu chung
- Mua bán nhà ở đang cho thuê
- Mua trước nhà ở
Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng mua bán nhà ở
Hợp đồng có hiệu lực
Căn cứ theo Điều 122 Luật Nhà ở năm 2014, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng mua bán nhà ở như sau:
- Đối với trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng.
- Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng.
Các trường hợp hủy hợp đồng mua bán nhà ở
Căn cứ theo Điều 423 Bộ luật dân sự năm 2015, một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau:
- Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận;
- Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;
- Trường hợp khác do luật quy định.
Vi phạm nghiêm trọng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.
Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Ngoài ra, hợp đồng mua bán nhà ở còn có thể bị hủy, và bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại nếu rơi vào trường hợp sau:
- Hủy bỏ hợp đồng do chậm thực hiện nghĩa vụ
- Hủy bỏ hợp đồng do không có khả năng thực hiện
- Hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp đối tượng hợp đồng không còn
>>>Xem thêm: Hủy hợp đồng mua bán nhà đất do một bên vi phạm nghĩa vụ được không?
Hợp đồng mua bán nhà ở có được hủy khi một bên qua đời?
Hủy bỏ hợp đồng
Theo đó, nếu không rơi vào các trường hợp hủy bỏ hợp đồng mua bán nhà ở và hợp đồng đã có hiệu lực pháp luật thì việc một bên trong hợp đồng qua đời sẽ không là sự kiện pháp lý dẫn đến việc hủy bỏ hợp đồng.
Tư vấn soạn thảo hợp đồng mua bán nhà ở
- Theo dõi, giám sát, cố vấn trong quá trình thực hiện hợp đồng.
- Tư vấn soạn thảo hợp đồng, đàm phán các nội dung điều chỉnh (phụ lục hợp đồng – nếu có).
- Cung cấp các mẫu hợp đồng có sẵn để khách hàng lựa chọn.
- Rà soát lại hợp đồng và tư vấn sửa đổi điều khoản trong hợp đồng.
- Đảm bảo triệt tiêu những rủi ro pháp lý có thể sẽ xảy ra cho khách hàng nhằm giải quyết tối ưu quyền lợi khách hàng.
- Thực hiện công chứng hợp đồng thay cho khách hàng (nếu có yêu cầu).
>>>Xem thêm: Dịch vụ luật sư nhà đất, tư vấn pháp lý mua bán, tranh chấp nhà đất
Hủy bỏ hợp đồng mua bán nhà ở sau khi giao kết cần được thực hiện đúng với quy định của pháp luật. Việc trang bị kiến thức pháp lý sẽ giúp các bên tuân thủ đúng pháp luật để tránh các vi phạm không đáng có. Nếu Quý bạn đọc còn có những khúc mắc liên quan đến vấn đề hủy hợp đồng mua bán nhà ở, hãy liên hệ luật sư tư vấn hợp đồng qua Hotline 1900633716 để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời và chính xác nhất.