Có được chia di sản thừa kế khi chưa trả nợ xong không?

Có được chia di sản thừa kế khi chưa trả nợ xong, thực chất không phải là một vấn đề đáng lưu tâm. Vì pháp luật dân sự không giới hạn thời điểm được lập di chúc, người sở hữu tài sản có thể chia thừa kế bằng di chúc bất cứ lúc nào khi còn sống. Và một khoản nợ được xem là nghĩa vụ tài sản mà người hưởng di sản phải thanh toán dù là thừa kế theo di chúc hay theo pháp luật. Để giúp bạn đọc an tâm và hiểu rõ hơn, bài viết dưới đây của Tôi sẽ cung cấp những thông tin pháp lý  liên quan đến vấn đề trên.

Chia di sản thừa kế khi còn khoản nợ chưa thanh toán

Chia di sản thừa kế khi còn khoản nợ chưa thanh toán

Nợ được hiểu như thế nào theo pháp luật?

Nợ là một khái niệm tài chính chỉ sự nghĩa vụ hoàn trả hay đền bù về tài sản, vật chất của một bên cho một bên khác. Nợ có thể phát sinh từ việc vay mượn tài sản giữa các cá nhân, tổ chức hoặc các chính phủ. Nợ thường được tính lãi suất để khuyến khích người cho vay và bảo đảm khả năng trả nợ của người vay.
Theo pháp luật Việt Nam, nợ được hiểu là khoản phải hoàn trả, bao gồm khoản gốc, lãi, phí và chi phí khác có liên quan tại một thời điểm, phát sinh từ việc vay của chủ thể được phép vay vốn theo quy định của pháp luật Việt Nam. Nợ có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, như nợ công, nợ dư, nợ công nợ .

Trách nhiệm trả nợ theo quy định của pháp luật

Có được lập di chúc chia thừa kế khi vẫn còn nợ?

Người sở hữu tài sản thường thực hiện việc lập di chúc để thể hiện ý chí của họ về việc chuyển giao những tài sản của mình cho những cá nhân họ mong muốn sau khi họ mất đi. Theo đó, pháp luật cũng có quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015 rằng: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”.

Lập di chúc là quyền của mỗi cá nhân, pháp luật không giới hạn về thời điểm một người được lập di chúc; cũng không giới hạn về độ tuổi của người đó. Một di chúc được xem là hợp pháp và sẽ phát sinh hiệu lực khi người lập di chúc chết nếu nó đáp ứng các điều kiện được pháp luật quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể:

  • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
  • Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;
  • Hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Như vậy, có thể thấy để phân chia tài sản thừa kế, cá nhân có tài sản khi còn sống có thể lập di chúc bất cứ lúc nào họ cảm thấy có nhu cầu. Việc các khoản nợ chưa được trả cũng không làm ảnh hưởng đến quyền phân chia tài sản của một người hay nói cách khác là mỗi người đều có quyền lập di chúc phân chia tài sản thừa kế khi chưa trả nợ xong.

Nghĩa vụ trả nợ của người nhận thừa kế

Trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản của người hưởng thừa kế

Trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản của người hưởng thừa kế

Người nhận thừa kế luôn có quyền và nghĩa vụ song hành, căn cứ theo Khoản 1, Khoản 3 Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

  • Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
  • Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Từ quy định của pháp luật, có thể thấy những người nhận di sản thừa kế phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho người để lại di sản. Và phạm vi của nghĩa vụ này cũng chỉ nằm trong phần di sản mà họ được nhận thừa kế. Trong trường hợp, số tiền nợ lớn hơn di sản họ nhận được hay di chúc phân định một người nào đó phải chịu trách nhiệm với toàn bộ khoản nợ đi chăng nữa, thì họ cũng chỉ có trách nhiệm đối với số tiền nợ tương ứng với số tài sản họ nhận được, phần vượt quá sẽ không thuộc nghĩa vụ của người hưởng thừa kế.

Bên cạnh đó, nếu người hưởng thừa kế từ chối quyền thừa kế và việc từ chối là hợp pháp thì họ sẽ không phải chịu trách nhiệm đối với những khoản nợ của người đã mất. Có thể nói, nghĩa vụ này chỉ phát sinh đối với những người hưởng di sản thừa kế.

Thứ tự ưu tiên thanh toán các nghĩa vụ tài sản.

Người thừa kế nếu nhận di sản thì phải thực hiện những nghĩa vụ tài sản của người chết trong phạm vi di sản đã nhận. Theo đó, khi người để lại di sản còn khoản nợ chưa thanh toán thì phải trích một khoản từ khối di sản mà họ để lại để thực hiện nghĩa vụ này rồi mới đem chia di sản thừa kế. Tuy nhiên, việc thanh toán các khoản nợ cũng chỉ thực hiện sau khi đã thanh toán các chi phí khác theo thứ tự ưu tiên quy định cụ thể tại Điều 658 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

  • Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng;
  • Tiền cấp dưỡng còn thiếu;
  • Chi phí cho việc bảo quản di sản;
  • Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ;
  • Tiền công lao động;
  • Tiền bồi thường thiệt hại;
  • Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước;
  • Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân;
  • Tiền phạt;
  • Các chi phí khác.

Xử lý khoản nợ khi người để lại di sản mất mà chưa phân chia.

Trong trường hợp, người để lại di sản có di chúc nhưng không phân chia cụ thể hay họ không để lại di chúc thì trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản được quy định tại Khoản 3 Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: “Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.” Quy định này cũng cho thấy, người hưởng di sản thừa kế phải có trách nhiệm với nghĩa vụ tài sản của người mất thể hiện qua việc người quản lý tài sản sẽ thanh toán các khoản nợ theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại. Và cụ thể, trong trường hợp người đã mất không để lại di chúc thì việc chia di sản thừa kế lúc này sẽ được thực hiện theo pháp luật và những người thừa kế theo pháp luật sẽ có nghĩa vụ thanh toán khoản nợ của người mất trong phạm vi di sản mình nhận được.

Bên cạnh đó, theo Điều 616 Bộ luật Dân sự 2015 thì “người quản lý tài sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc di chúc không chỉ định thì người đang chiếm hữu, quản lý di sản đó vẫn được quyền tiếp tục quản lý cho đến khi cử được người quản lý di sản mới. Trường hợp vẫn chưa xác định được ai là người quản lý di sản thì cơ quan Nhà nước sẽ thay mặt quản lý những di sản này”.

Luật sư tư vấn chia thừa kế

Tư vấn các vấn đề pháp lý về chia thừa kế

Tư vấn các vấn đề pháp lý về chia thừa kế

  • Hướng dẫn phân chia di sản theo như ý định của người sở hữu tài sản;
  • Tư vấn, hỗ trợ tiến hành lập di chúc đảm bảo về nội dung, hình thức theo đúng quy định của pháp luật;
  • Hướng dẫn những vấn đề liên quan như: chỉ định người quản lý di sản, thực hiện các nghĩa vụ tài sản,….
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp có thể phát sinh liên quan đến hình thức và nội dung di chúc;
  • Hướng dẫn giải quyết tranh chấp thừa kế thông qua khởi kiện tài Tòa án có thẩm quyền.

Pháp luật vẫn cho phép người sở hữu tài sản được lập di chúc chia di sản thừa kế khi vẫn còn những khoản nợ chưa thanh toán. Và nghĩa vụ thanh toán những khoản nợ này vẫn phải được những người nhận thừa kế thực hiện. Bài viết trên tôi cũng đã phần nào cung cấp những thông tin pháp lý làm rõ vấn đề này, nhưng nếu trong quá trình tìm hiểu quý bạn đọc vẫn còn thắc mắc, hoặc muốn tìm hiểu chuyên sâu, cụ thể hơn cho tình huống mình gặp phải thì có thể liên hệ tôi tư vấn luật thừa kế thông qua số hotline 1900.633.716 để được giải đáp, hướng dẫn trực tuyến miễn phí.

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,791 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716