Có được bán di sản dùng cho việc thờ cúng không? Hiện nay, pháp luật cho phép người để lại di sản, lập di chúc thể hiện có nguyện vọng để lại cho con cháu phần di sản được xem là di sản thờ cúng. Để biết rõ hơn quy định của pháp luật về di sản dùng cho việc thờ cúng cũng như giải đáp về việc được bán loại di sản này, mời Quý độc giả cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Bán di sản dùng cho việc thờ cúng
Khái niệm di sản thờ cúng
Theo Điều 612 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”
Thờ cúng là một nếp sống văn hoá lâu đời của nhân dân ta, thể hiện lòng tôn kính đổi với người đã chết, giáo dục người xung quanh kính trọng những người bậc trên đã chết và nhớ công ơn của họ. Vì vậy, Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các truyền thống tốt đẹp đó, cho phép cá nhân dành một phần tài sản của mình để dùng vào việc thờ cúng. Phần tài sản này không coi là di sản thừa kế.
Di sản dùng vào việc thờ cúng được để lại theo ý nguyện của người lập di chúc, di sản này không chia mà được giao cho một người quản lý. Di sản này có thể là một tài sản cụ thể (cây lâu năm, nhà ở…). Nếu là tài sản hoặc cây lâu năm, người quản lý có quyền thu hoa lợi, lợi tức và dùng nó để thực hiện việc thờ cúng. Người quản lý không được sử dụng vào mục đích của riêng mình. Không có quyền định đoạt di sản này. Trường hợp người đang quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng mà không có điều kiện để tiếp tục quản lý di sản đó, những người thừa kế sẽ thỏa thuận giao cho người khác quản lý.
Di sản dùng vào việc thờ cúng là phần di sản mà theo di nguyện của người chết là dùng tài sản đó để phục vụ cho việc thờ cúng.
Di sản dùng vào việc thờ cúng thường gặp như là nhà thờ họ, nhà tổ, nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất, một khoản tiền, vàng… Phần di sản này là phần di sản không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc. Vì thế, di sản dùng vào việc thờ cúng không được coi là di sản thừa kế và không thuộc sở hữu của riêng bất cứ cá nhân nào.
Quyền để lại di sản dùng cho thờ cúng
Theo quy định tại Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015, người lập di chúc có quyền dành một phần tài sản trong khối di sản để thờ cúng.
Như vậy, tài sản để thờ cúng chỉ xuất hiện trong thừa kế theo di chúc, còn trường hợp thừa kế theo pháp luật thì không đặt ra vấn đề tài sản để thờ cúng.
>>> Xem thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp đất hương hỏa thờ cúng
Di sản dùng vào việc thờ cúng
Ai có quyền quản lý di sản thờ cúng
Khoản 1 Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người quản lý tài sản thờ cúng như sau:
- Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng;
Nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
- Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
- Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
Di sản dùng cho việc thờ cúng có bán được không?
Cũng theo khoản 1 Điều 645 Bộ luật Dân sự năm 2015, di sản được dùng cho việc thờ cúng quy định như sau:
Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng;
Theo đó, di sản này chỉ được sử dụng cho việc thờ cúng mà không được chia thừa kế. Đồng thời, phần di sản này được giao cho người được chỉ định trong di chúc để quản lý và thực hiện việc thờ cúng.
Như vậy, phần di sản dùng vào việc thờ cúng chỉ được dùng cho việc thờ cúng mà không thuộc quyền sở hữu của bất kỳ người thừa kế hoặc người nào khác.
>>> Xem thêm: Lập di chúc đất để làm từ đường, không cho bán được không?
Luật sư tư vấn di sản thừa kế dùng vào việc thờ cúng
tư vấn vấn đề pháp lý về di sản thừa kế dùng vào việc thờ cúng
- Tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế liên quan đến hình thức và nội dung của di chúc đã lập;
- Tư vấn vấn đề pháp lý về di sản thừa kế dùng vào việc thờ cúng;
- Tư vấn giải quyết tranh chấp cách phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
- Đại diện theo ủy quyền của khách hàng thực hiện khiếu nại, khởi kiện để đảm bảo quyền và lợi ích của khách hàng;
- Tư vấn các nội dung khác có liên quan.
>>> Xem thêm: Khởi kiện giải quyết tranh chấp tài sản chung dòng họ
Như vậy, phần di sản dùng vào việc thờ cúng chỉ được dùng cho việc thờ cúng mà không thuộc quyền sở hữu của bất kỳ người thừa kế hoặc người nào khác. Bài viết trên của Luật L24H đã đưa ra những thông tin cụ thể cho câu hỏi “Có được bán di sản dùng cho việc thờ cúng không”. Tuy nhiên, nếu Quý độc giả cần tư vấn chuyên sâu hoặc giải đáp những thắc mắc, vui lòng liên hệ LUẬT SƯ THỪA KẾ qua Hotline 1900633716 để được tư vấn giải đáp nhanh nhất và chính xác nhất. Xin cảm ơn!