Có con riêng với người khác khi chưa ly hôn là tình trạng thường xảy ra khi vợ chồng không còn tình cảm với nhau. Nhiều cặp vợ chồng thường sống ly thân và rất nhiều trường hợp, trong thời gian này đã nảy sinh quan hệ với người khác và có con chung. Vậy khi chưa ly hôn mà có con riêng thì pháp luật có cấm không, nếu có thì hình phạt được pháp luật quy định như thế nào. Bài viết dưới đây của Luật L24H sẽ cung cấp cho quý khách các thông tin về vấn đề trên.
Có con riêng khi chưa ly hôn
Có con riêng với người khác khi chưa ly hôn có vi phạm pháp luật không?
Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định như sau:
Nghiêm cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
Việc có con riêng với người khác khi chưa ly hôn đã vi phạm chế độ hôn nhân và gia đình. Pháp luật cấm người chưa có vợ, chưa có chồng kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đã có vợ và ngược lại. Hành vi có con riêng chỉ là 1 trong cái dấu hiệu của việc chung sống. Tuy nhiên, để kết luận có vi phạm chế độ 1 vợ 1 chồng hay không thì phải đáp ứng các điều kiện khác
Trường hợp chung sống như vợ chồng mà pháp luật không cấm
Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định các hành vi bị cấm trong hôn nhân và gia đình:
- Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
- Yêu sách của cải trong kết hôn;
- Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
- Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
- Bạo lực gia đình;
- Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
Theo đó, nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không thuộc những trường hợp cấm trên và đang không tồn tại mối quan hệ vợ chồng thì không bị pháp luật ngăn cấm.
Mức xử phạt đối với trường hợp có con riêng với người khác khi chưa ly hôn như thế nào
Việc có con riêng khi chưa ly hôn là một trong các minh chứng cho việc chung sống với nhau như vợ chồng. Như vậy, theo như trường hợp trên việc sống chung như vợ chồng với người đã có gia đình là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị pháp luật xử lý.
Về mức xử phạt đối với hành vi đang có vợ hoặc chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác dẫn đến có con riêng có thể bị xử lý bằng hai hình thức, phạt tiền hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự, cụ thể:
Xử phạt vi phạm hành chính
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
- Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
- Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
Vậy, có con riêng với người khác khi chưa ly hôn sẽ bị xử phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác.
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Theo Điều 182 Bộ luật Hình sự 2015 tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng được quy định:
Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
- Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
- Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó;
Như vậy, việc có con riêng với người khác khi chưa ly hôn có thể chịu xử phạt qua hai hình thức xử phạt vi phạm hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có hành vi “chung sống với nhau như vợ chồng”.
Xử phạt khi có con riêng mà chưa ly hôn
Thủ tục làm giấy khai sinh cho con riêng với người khác khi chưa ly hôn
Căn cứ Điều 13, 16 Luật hộ tịch 2014 quy định về việc đăng ký khai sinh cho con tại cơ quan hộ tịch như sau: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh.
Tuy nhiên, việc khai sinh cho con riêng sẽ khó khăn hơn được tiến hành theo các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và Luật Hộ tịch 2014, bao gồm hai trường hợp là khai sinh không có tranh chấp và trường hợp khai sinh có tranh chấp về xác định cha mẹ con, cụ thể như sau:
Đối với trường hợp không có tranh chấp:
Vợ và chồng đã biết về việc con sinh ra là con riêng và đồng thuận khai sinh cho con theo cha mẹ ruột. Tuy nhiên do quy định về việc xác định cha, mẹ, con đương nhiên theo pháp luật – cần phải yêu cầu Tòa án xác nhận cha, mẹ, con để có căn cứ làm giấy khai sinh cho con.
Căn cứ theo Điều 101 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và chương XXIII Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì trong trường hợp này khi muốn khai sinh cho con sẽ được tiến hành như sau:
- Bước 1: Vợ hoặc chồng đến Tòa án yêu cầu để yêu cầu xác nhận quan hệ cha, mẹ con và phải giao nộp các giấy tờ để chứng minh quan hệ cha, mẹ con.
- Bước 2: Tòa án sẽ dựa vào những chứng cứ do hai bên cung cấp đưa ra quyết định công nhận quan hệ cha, mẹ con
- Bước 3: Chồng hoặc vợ mang quyết định có hiệu lực của Tòa án cùng với hồ sơ đăng ký khai sinh của con đến cơ quan hộ tịch tại Ủy ban nhân dân cấp xã để tiến hành thủ tục khai sinh cho con.
Đối với trường hợp có tranh chấp về xác định quan hệ cha, mẹ con:
Hồ sơ bao gồm:
- Đơn khởi kiện yêu cầu xác nhận cha, mẹ cho con (Mẫu đơn số 23-DS ban hành kèm Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP
- CCCD/CMND của cha, mẹ
- Giấy chứng sinh của con
- Giấy tờ chứng minh quan hệ cha, mẹ con (ví dụ: giấy xét nghiệm ADN…)
Khác với việc giải quyết tại Tòa khi không có tranh chấp, trong trường hợp này Toà án sẽ tiếp nhận và giải quyết theo thủ tục giải quyết vụ án dân sự:
- Bước 1: cha hoặc mẹ khởi kiện đến Tòa án khởi kiện yêu cầu để yêu cầu xác nhận quan hệ cha, mẹ con và phải giao nộp các giấy tờ để chứng minh quan hệ cha, mẹ con.
- Bước 2: Sau khi ra thông báo thụ lý, tòa tiến hành mở các phiên họp tiếp cận, công khai chứng cứ; các phiên hoà giải và tiến hành thu thập bằng chứng nếu thấy cần thiết
- Bước 3: Tòa tiến hành mở phiên xét xử sơ thẩm và ra Bản án/quyết định
- Cha hoặc mẹ mang Bản án có hiệu lực của Tòa án (ghi nhận quan hệ cha, mẹ, con) cùng với hồ sơ đăng ký khai sinh của con đến cơ quan hộ tịch tại Ủy ban nhân dân cấp xã để tiến hành thủ tục khai sinh cho con.
Những trường hợp Pháp luật không cấm chung sống với nhau như vợ chồng
Căn cứ vào khoản 7 Điều 3, khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng.
Cấm các hành vi sau đây:
- Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
- Yêu sách của cải trong kết hôn;
- Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
- Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
- Bạo lực gia đình;
- Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
Như vậy, trường hợp khi nam và nữ không tồn tại quan hệ hôn nhân, không đăng ký kết hôn mà sống chung với nhau như vợ chồng thì pháp luật không cấm và không vi phạm pháp luật.
Luật sư tư vấn mức xử phạt khi có con riêng với người khác mà chưa ly hôn
- Tư vấn việc có con riêng khi chưa ly hôn có vi phạm pháp luật không và mức xử phạt;
- Soạn thảo hồ sơ, thủ tục đăng ký làm giấy khai sinh cho con;
- Tư vấn các vấn đề pháp lý khi chưa ly hôn mà có con riêng;
- Tư vấn soạn thảo đơn ly hôn nếu có yêu cầu;
- Đại diện cho khách hàng làm việc các cơ quan để hoàn tất các thủ tục đăng ký giấy khai sinh cho con, ly hôn
- Hướng dẫn đăng ký khai sinh cho con riêng khi chưa ly hôn với chồng;
- Thay mặt khách hàng tham gia tố tụng tại Tòa án trường hợp có xảy ra tranh tụng;
- Luật sư bảo vệ quyền lợi trong vụ án.
Luật sư tư vấn mức xử lý khi có con riêng mà chưa ly hôn
Có con riêng với người khác khi chưa ly hôn là một hành vi không chỉ ảnh hưởng tới cuộc hôn nhân của vợ chồng mà còn có con cái, cha, mẹ, xã hội. Có thể bị xử phạt hành chính hay thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự. Luật L24H đưa đến bạn những thông tin liên quan tới vấn pháp lý liên quan tới hôn nhân và gia đình tới việc đăng ký giấy khai sinh cho con riêng, bạn hãy liên hệ với chúng tôi hotline 1900.633.716 để được Luật sư hôn nhân và gia đình tư vấn trực tuyến miễn phí.