Có con chung nhưng không đăng ký kết hôn có được không?

Có con chung nhưng không đăng ký kết hôn là việc nam nữ cùng sống chung với nhau dẫn đến có con nhưng không thực hiện  đăng ký kết hôn. Vậy pháp luật quy định những gì về việc hai người yêu nhau và chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không có giấy chứng nhận kết hôn. Luật L24H sẽ mang tới cho Quý đọc giả những thông tin bổ ích nhất với vấn đề đó trong bài viết sau đây!

Có con chung nhưng không đăng ký kết hôn

Có con chung nhưng không đăng ký kết hôn

 

Sống chung nhưng không đăng ký kết hôn có phạm luật không?

Việc kết hôn là tự nguyện của hai bên, pháp luật tôn trọng và không ràng buộc việc sống chung phải đăng ký kết hôn, theo đó:

  • Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.
  • Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.

Do đó, pháp luật không quy định việc sống chung thì phải đăng ký kết hôn. Vì vậy,  nam, nữ sống chung với nhau sẽ không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng và không vi phạm pháp luật

Cơ sở pháp lý: Điều 14 Luật hôn nhân và gia đình 2014

Có con chung nhưng không đăng ký kết hôn có được không?

Điều kiện để được kết hôn được quy định như sau:

Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

  • Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
  • Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
  • Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
  • Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Mặt khác, để bảo vệ chế độ Hôn nhân và gia đình, pháp luật cũng có những quy định về cách hành vi bị cấm theo đó:

Cấm các hành vi sau đây:

  • Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
  • Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
  • Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
  • Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
  • Yêu sách của cải trong kết hôn;
  • Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
  • Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
  • Bạo lực gia đình;
  • Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

Vì vậy, việc có con chung không là căn cứ để xác lập quan hệ hôn nhân và cũng không làm phát sinh nghĩa vụ đăng ký kết hôn của cả hai người. Do đó, có con chung nhưng không đăng ký kết hôn vẫn được và pháp luật không cấm đều này. Việc kết hôn phải trên tinh thần tự nguyện và đủ điều kiện kết hôn của Luật đề ra.

Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 5, Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014

Không đăng ký kết hôn nhưng có con chung

Không đăng ký kết hôn nhưng có con chung

>>> Xem thêm: Chưa đăng ký kết hôn làm giấy khai sinh con theo họ cha được không?

Trách nhiệm cha mẹ không đăng ký kết hôn có con chung?

Ai được quyền nuôi con

Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam nữ sống chung với nhau nhưng không đăng ký kết hôn được quy định như sau:

  • Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.

Quyền trực tiếp nuôi con khi nam nữ có con chung nhưng không đăng ký kết hôn được quy định như sau:

  • Cha mẹ có thể thỏa thuận người trực tiếp nuôi con, quyền, nghĩa vụ của mỗi bên đối với con. Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một người trực tiếp nuôi dưỡng căn cứ vào quyền lợi của con. Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con;
  • Con dưới 36 tháng tuổi sẽ do người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng trừ trường hợp người mẹ không có đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp hơn cho con.

Cơ sở pháp lý: Điều 15, Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014

Quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng

Quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng con chung nhưng không đăng ký kết hôn được quy định như sau

Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.

Theo đó, Quyền và nghĩa vụ cha mẹ với con được Luật quy định:

  • Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
  • Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
  • Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
  • Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Do đó, quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng con chung nhưng chưa đăng ký kết hôn thuộc về ba mẹ. Cha mẹ có nghĩa vụ chăm nom, nuôi dưỡng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người con.

Cơ sở pháp lý: Điều 15, Điều 69 Luật hôn nhân và gia đình 2014

Quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng con chung

Quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng con chung

Tư vấn về chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn

  • Tư vấn trình tự thủ tục để đăng ký kết hôn đúng luật
  • Tư vấn hướng giải quyết tranh chấp về các vấn đề của quyền nuôi con, cấp dưỡng, tài sản mà không đăng ký kết hôn
  • Tư vấn những lợi thế cho khách hàng để giành quyền nuôi con
  • Các vấn đề pháp lý khác có liên quan

>>> Tham khảo thêm: Chưa đăng ký kết hôn ai được quyền nuôi con khi ly hôn

Trường hợp có con chung nhưng không đăng ký kết hôn thì pháp luật không cấm nhưng cả ba và mẹ của người con cần phải có trách nhiệm nuôi dưỡng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đứa trẻ. Nếu có thắc mắc cần luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình miễn phí qua điện thoại, Quý đọc giả vui lòng liên hệ qua HOTLINE: 1900.633.716 để được tư vấn tận tình chu đáo. Xin cảm ơn!

Scores: 5 (24 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,914 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716