Chuyển nhượng nhà đất khi đang ở nước ngoài là vấn đề được nhiều người Việt quan tâm khi đang ở nước ngoài muốn bán đất. Bởi vì khi thực hiện việc chuyển nhượng nảy sinh một số vấn đề như ủy quyền, làm giấy ủy quyền, thủ tục mua, bán cũng như lệ phí phát sinh mà không phải ai cũng biết rõ. Vì vậy, trong phạm vi bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về chuyển nhượng nhà ở, đất khi đang ở nước ngoài.
Cách chuyển nhượng nhà đất khi đang ở nước ngoài
Điều kiện chuyển nhượng nhà đất khi đang ở nước ngoài
Về đất
Theo quy định tại khoản 6 Điều 5 Luật Đất đai 2013 thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch được xem là người sử dụng đất, vì vậy sẽ có quyền và nghĩa vụ phát sinh theo Luật đất đai năm 2013.
Căn cứ Điều 188 Luật đất đai năm 2013 thì để chuyển nhượng được đất khi đang ở nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện:
- Có Giấy chứng nhận, trừ trường người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế;
- Đất không có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Trong thời hạn sử dụng đất;
- Ngoài ra, người sử dụng đất khi thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các Điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.
Về nhà
Căn cứ Điều 118 Luật nhà ở năm 2014 đối với các giao dịch chuyển nhượng nhà ở, để đảm bảo tính hợp pháp trong giao dịch thì nhà ở phải có đủ điều kiện sau đây:
- Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
- Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;
- Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.
Khi đang ở nước ngoài bán nhà đất Việt Nam thế nào?
Căn cứ Điều 195 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật.”
Vì vậy khi chủ sở hữu không thể làm thủ tục mua bán nhà đất đứng tên mình tại Việt Nam thì có thể ủy quyền cho người khác tại Việt Nam thực hiện mua bán. Việc ủy quyền mua bán bất động sản phải được lập thành văn bản và phải được cơ quan có thẩm quyền công chứng, chứng thực.
>> Xem thêm: Định cư nước ngoài có được ủy quyền mua bất động sản tại Việt Nam
Thủ tục ủy quyền bán nhà đất khi đang ở nước ngoài
Ủy quyền bán nhà đất khi đang ở nước ngoài
Hồ sơ cần thiết
Căn cứ Khoản 1 Điều 78 Luật Công chứng 2014 thì người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài có thể đến Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán của Việt Nam ở nước đó để yêu cầu công chứng hợp đồng ủy quyền.
Hồ sơ cần thiết bao gồm:
- Hợp đồng ủy quyền, kèm theo 01 bản sao để lưu hồ sơ;
- Hộ chiếu (1 bản sao)
- Giấy phép cư trú tại nước sở tại (trường hợp giấy phép cư trú dán trong hộ chiếu thì chụp trang hộ chiếu liên quan; trường hợp giấy phép cư trú là thẻ nhựa thì chụp thẻ nhựa) (1 bản sao)
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó (1 bản sao)
- Giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có (1 bản sao)
- Lệ phí.
Trình tự thực hiện.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 55 Luật Công chứng 2014 có quy định như sau:
Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.
Do đó trình tự thủ tục thực hiện ủy quyền bán nhà đất khi đang ở nước ngoài có thể được hiểu như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ tại cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài
Nộp hồ sơ cần công chứng tại cơ quan lãnh sự Việt Nam, hồ sơ sẽ được người có thẩm quyền tại cơ quan tiến hành công chứng.
Bước 2: Gửi hợp đồng ủy quyền đã công chứng về nước
Người ủy quyền gửi hợp đồng ủy quyền về Việt Nam, người được ủy quyền sẽ làm thủ tục công chứng, tiếp tục thực hiện ký hợp đồng ủy quyền tại phòng công chứng/văn phòng công chứng.
Bước 3: Hoàn tất thủ tục ủy quyền bán nhà đất khi đang ở nước ngoài
Sau khi đã hoàn thành thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền theo quy định nêu trên, người nhận ủy quyền hoàn toàn có thể thay người ủy quyền đang ở nước ngoài làm thủ tục bán nhà đất.
>>> Xem thêm: Thủ tục ủy quyền bán nhà khi chủ sở hữu đang ở nước ngoài
Quyền và nghĩa vụ các bên trong ủy quyền
Quyền và nghĩa vụ phát sinh trong ủy quyền
Căn cứ Điều 565 Bộ luật dân sự năm 2015, bên được ủy quyền có các nghĩa vụ:
- Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó.
- Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền.
- Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền.
- Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền.
- Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
- Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều này.
Căn cứ Điều 566 Bộ luật dân sự năm 2015, bên được ủy quyền có các quyền:
- Yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc ủy quyền.
- Được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền; hưởng thù lao, nếu có thỏa thuận.
Căn cứ Điều 567 Bộ luật dân sự năm 2015, bên ủy quyền có các nghĩa vụ:
- Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được ủy quyền thực hiện công việc.
- Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền.
- Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền; trả thù lao cho bên được ủy quyền, nếu có thỏa thuận về việc trả thù lao.
Căn cứ Điều 568 Bộ luật dân sự năm 2015, bên ủy quyền có các quyền:
- Yêu cầu bên được ủy quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc ủy quyền.
- Yêu cầu bên được ủy quyền giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc ủy quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Được bồi thường thiệt hại, nếu bên được ủy quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 565 của Bộ luật này.
Tư vấn chuyển nhượng nhà đất khi đang ở nước ngoài
- Hướng dẫn, tư vấn các quy định về chuyển nhượng nhà đất khi đang ở nước ngoài.
- Giải đáp các nội dung về hợp đồng ủy quyền, phạm vi thực hiện ủy quyền và thời hạn nghĩa vụ ủy quyền.
- Tư vấn hỗ trợ giải quyết tranh chấp trong giao dịch mua bán nhà đất thông qua ủy quyền.
- Hỗ trợ soạn thảo đơn từ, hồ sơ khởi kiện trong trường hợp có tranh chấp liên quan đến giao dịch chuyển nhượng nhà đất hoặc liên quan việc ủy quyền.
- Trong quá trình tham gia giải quyết, luật sư sẽ thay mặt, đại diện khách hàng làm việc với cơ quan có thẩm quyền.
Giao dịch chuyển nhượng nhà ở, đất khi đang ở nước ngoài có thủ tục tương đối phức tạp, vì vậy chủ sở hữu có thể ủy quyền cho người khác trong quá trình giao dịch thông qua giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật về đất đai. Nếu quý khách cần tư vấn thủ tục mua bán nhà đất vui lòng liên hệ Hotline 1900.633.716 để được luật sư tư vấn đất đai, hỗ trợ nhanh nhất.