Chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập

Cổ đông sáng lập là một cổ đông đặc biệt khi có tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần. Do đó mà quy chế pháp lý về chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập cũng có những điểm khác biệt. Để tìm hiểu về các quy định, thủ tục chuyển nhượng, thông báo thay đổi cổ đông sáng lập cũng như các dịch vụ pháp lý khi chuyển nhượng cổ phần tại công ty cổ phần, mời quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Luật L24H:

Thủ tục chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập

Thủ tục chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập.

Quy định về cổ phần của cổ đông sáng lập

Quy định về cổ đông sáng lập

  • Khoản 4 Điều 4 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020 quy định: Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên vào danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần.
  • Khoản 1 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: Công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập. Trường hợp, Công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập.
  • Khoản 2 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: Tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp, các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán.

Điều kiện chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập

  • Giữa các cổ đông sáng lập với nhau: Cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác trong thời hạn 03 năm kể từ khi công ty được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp hợp lệ theo quy định của pháp luật.
  • Giữa cổ đông sáng lập với người không phải cổ đông sáng lập của công ty: Cổ đông sáng lập có quyền chuyển cho đối tượng khác không phải cổ đông sáng lập của công ty nếu có sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.
  • Cổ đông sáng lập nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết thì không được chuyển nhượng.

Lưu ý: Các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và các hạn chế này không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty.

Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020.

tuân thủ các điều kiện chuyển nhượng cổ phần

Đảm bảo tuân thủ các điều kiện chuyển nhượng cổ phần đối với cổ đông sáng lập.

Trình tự thủ tục chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập

  1. Bước 1: Tổ chức cuộc họp Đại Hội đồng cổ đông để ra quyết định về việc chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp chuyển cho người không phải là cổ đông sáng lập của công ty thì phải được Đại Hội đồng cổ đông chấp thuận.
  2. Bước 2: Các bên liên quan thực hiện ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.
  3. Bước 3: Tiến hành lập biên bản và ký biên bản xác nhận hoàn thành thủ tục chuyển nhượng.
  4. Bước 4: Tổ chức mở cuộc họp Đại hội đồng cổ đông để thông qua việc chuyển nhượng cổ phần.
  5. Bước 5: Chỉnh sửa, bổ sung thông tin của cổ đông trong Sổ đăng ký cổ đông của công ty.
  6. Bước 6: Thực hiện thủ tục đăng ký cổ đông sáng lập theo quy định.

Lưu ý:

Cổ đông sáng lập của công ty cổ phần chưa niêm yết khi chuyển nhượng cổ phần sẽ có thể phải nộp hồ sơ chuyển nhượng tới phòng đăng ký kinh doanh để ghi nhận chuyển nhượng. Căn cứ tại khoản 2 Điều 57 Nghị định 01/2021/NĐ – CP:  Việc thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập với Phòng Đăng ký kinh doanh chỉ thực hiện trong trường hợp cổ đông sáng lập chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định tại Điều 113 Luật Doanh nghiệp. Doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua.

Công ty cần có sổ đăng ký cổ đông để tập hợp, lưu trữ và quản lý thông tin của cổ đông hiện hữu. Vì cổng thông tin quốc gia chỉ cập nhật thông tin của các cổ đông sáng lập, không cập nhật thông tin của các cổ đông hiện hữu.

Trong quá trình thực hiện việc chuyển nhượng cổ phần, cổ đông sáng lập có nghĩa vụ phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Mẫu thông báo thay đổi cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần

CÔNG TY …………….

Số /TB – …..

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————–

THÔNG BÁO THAY ĐỔI NỘI DUNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

(Thay đổi lần thứ……)

Kính gửi: Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư ……………..

  1. Tên doanh nghiệp: CÔNG TY ………………………………………………………………….

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số……………………………………………………………

Do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư……………. cấp ngày……………………

Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………………………………..

  1. Họ và tên người đại diện theo pháp luật:…………………………………………………………

Sinh ngày: …………………. …Dân tộc:………………………….. Giới tính:……………………

Quốc tịch:……………………………………………………………………………………………

CMND số ………………………Do Công an……………………….cấp ngày ……………………

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………..

Chỗ ở hiện tại: ………………………………………………………………………………………

ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI NỘI DUNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH NHƯ SAU:

  1. Thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần

(Đối với đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần, ghi: Tên, trụ sở chính hoặc họ tên, ngày sinh, số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, ngày cấp, nơi cấp, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại, quốc tịch, phần vốn góp của cổ đông sáng lập không thực hiện cam kết góp vốn. Tên, trụ sở chính hoặc họ tên, ngày sinh, số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu (nếu có) hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại, quốc tịch, chữ ký và phần vốn góp sau khi góp bù của các cổ đông sáng lập còn lại đối với trường hợp các cổ đông sáng lập còn lại nhận góp bù cho đủ vốn; Tên, trụ sở chính hoặc họ tên, ngày sinh, số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu (nếu có) hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, ngày cấp, nơi cấp, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại, quốc tịch, chữ ký và phần vốn góp sau khi góp bù của người nhận góp bù đối với những trường hợp người nhận góp bù không phải là cổ đông sáng lập.)

Doanh nghiệp cam kết:

– Chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung thông báo này;

…………, ngày…tháng….năm….
Kèm theo thông báo:

– ………………………………………………….

Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Dịch vụ hỗ trợ pháp lý khi chuyển nhượng cổ phần tại Luật L24H

Dịch vụ hỗ trợ pháp lý khi chuyển nhượng cổ phần tại Luật L24H

  • Tư vấn soạn hồ sơ, điều chỉnh hồ sơ giấy tờ tài liệu của khách hàng cho phù hợp tuân thủ với quy định của pháp luật Doanh nghiệp;
  • Liên hệ với các cơ quan cấp phép trong quá trình thẩm định hồ sơ, thông báo cho khách hàng các thông tin liên quan;
  • Nếu có theo yêu cầu của chuyên viên phụ trách hồ sơ Luật L24H sẽ thay mặt khách hàng sửa đổi, bổ sung.
  • Được ủy quyền của khách hàng đại diện nộp hồ sơ và nhận giấy tờ, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới sau đó giao cho khách hàng tại cơ quan cấp phép.

Trên đây chúng tôi cung cấp đến quý khách các thông tin về quy định của pháp luật liên quan đến việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập, phần nào giải đáp được vướng mắc của quý khách, lựa chọn dịch vụ thực hiện thủ tục chuyển nhượng cổ phần tại Luật L24H tiết kiệm chi phí. Nếu quý khách có bất kỳ vướng mắc nào, xin vui lòng liên hệ luật sư tư vấn doanh nghiệp qua HOTLINE 1900633716 để được tư vấn kịp thời và hỗ trợ tốt nhất.

Scores: 4.71 (26 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,791 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716