Chủ hụi chết, tiền đóng hụi đòi ai? con cái thừa kế có phải trả thay

Chủ hụi chết, tiền đóng hụi đòi ai. Bên cạnh việc vỡ hụi hay chủ hụi bỏ trốn, chủ hụi chết cũng là mối đe dọa lớn đối với các thành viên trong dây hụi. Có đòi tiền hụi đã đóng được không và những vấn đề pháp lý liên quan đến vấn đề này là gì. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật L24H để biết thêm thông tin chi tiết.

Đòi tiền hụi khi chủ hụi chết

Đòi tiền hụi khi chủ hụi chết

Quyền và nghĩa vụ khi chơi hụi

Đối với thành viên

Đối với thành viên trong họ không có lãi:

Thành viên trong họ không có lãi có các quyền sau:

  • Góp một hoặc nhiều phần họ trong một kỳ mở họ;
  • Lĩnh họ;
  • Chuyển giao một phần hoặc toàn bộ phần họ cho người khác theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015;
  • Yêu cầu chủ họ hoặc người giữ sổ họ cho xem, sao chụp sổ họ và cung cấp các thông tin liên quan đến dây họ;
  • Yêu cầu chủ họ trả phần họ của thành viên không góp phần họ đúng hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
  • Yêu cầu chủ họ thực hiện đúng nghĩa vụ của chủ họ quy định tại Điều 18 của Nghị định 19/2019/NĐ-CP;
  • Yêu cầu thành viên khác thực hiện nghĩa vụ của thành viên quy định tại Điều 16 của Nghị định 19/2019/NĐ-CP;
  • Các quyền của thành viên quy định tại khoản 1 Điều 7, Điều 9, Điều 10 và Điều 13 của Nghị định 19/2019/NĐ-CP;
  • Thực hiện việc thông báo theo quy định tại Điều 14 của Nghị định 19/2019/NĐ-CP trong trường hợp chủ họ không thực hiện; các quyền khác theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận về dây họ.

Thành viên trong họ không có lãi có các nghĩa vụ sau:

  • Góp phần họ theo thoả thuận;
  • Thông báo về nơi cư trú mới trong trường hợp có thay đổi cho những người tham gia dây họ;
  • Tiếp tục góp các phần họ để các thành viên khác được lĩnh cho đến khi thành viên cuối cùng lĩnh họ trong trường hợp đã lĩnh họ trước thành viên khác; các nghĩa vụ của thành viên trong việc thực hiện quy định tại Điều 10 và khoản 2 Điều 11 của Nghị định 19/2019/NĐ-CP;
  • Trong trường hợp không có chủ họ thì thành viên được giao lập và giữ sổ họ có các nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 12, khoản 5 và khoản 6 Điều 18 của Nghị định 19/2019/NĐ-CP.

Đối với thành viên trong họ có lãi:

Thành viên trong họ có lãi có các quyền sau:

  • Các quyền quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 19/2019/NĐ-CP;
  • Đưa ra mức lãi trong mỗi kỳ mở họ, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 20 của Nghị định 19/2019/NĐ-CP;
  • Được lĩnh họ trước các thành viên khác nếu đưa ra mức lãi cao nhất tại kỳ mở họ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
  • Hưởng lãi từ thành viên lĩnh họ.

Thành viên trong họ có lãi có các nghĩa vụ sau:

  • Các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 19/2019/NĐ-CP;
  • Trả lãi cho các thành viên chưa lĩnh họ khi được lĩnh họ.

Đối với thành viên trong họ hưởng hoa hồng:

Thành viên trong họ hưởng hoa hồng có các quyền sau:

  • Các quyền quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 19/2019/NĐ-CP nếu thuộc trường hợp họ không có lãi hoặc các quyền quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 19/2019/NĐ-CP nếu thuộc trường hợp họ có lãi;
  • Thỏa thuận về mức hưởng hoa hồng của chủ họ.

Thành viên trong họ hưởng hoa hồng có các nghĩa vụ sau:

  • Các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 19/2019/NĐ-CP nếu thuộc trường hợp họ không có lãi hoặc các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 19/2019/NĐ-CP nếu thuộc trường hợp họ có lãi;
  • Trả khoản hoa hồng cho chủ họ khi lĩnh họ theo thỏa thuận.

Cơ sở pháp lý: Điều 15, Điều 16 Nghị định 19/2019/NĐ-CP.

Đối với chủ hụi

Về quyền:

Chủ họ trong họ không có lãi có các quyền sau:

  • Thu phần họ của các thành viên;
  • Yêu cầu thành viên không góp phần họ của mình phải trả phần họ trong trường hợp chủ họ đã góp thay cho thành viên đó;
  • Quyền của chủ họ trong việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 7, Điều 9 và Điều 10 của Nghị định 19/2019/NĐ-CP;
  • Các quyền khác theo thỏa thuận.

Chủ họ trong họ có lãi có các quyền sau:

  • Các quyền quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 19/2019/NĐ-CP;
  • Lĩnh các phần họ trong kỳ mở họ đầu tiên và không phải trả lãi cho các thành viên khác trong trường hợp chủ họ đồng thời là thành viên, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Chủ họ trong họ hưởng hoa hồng có các quyền sau:

  • Các quyền quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 19/2019/NĐ-CP nếu thuộc trường hợp họ không có lãi hoặc các quyền quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 19/2019/NĐ-CP nếu thuộc trường hợp họ có lãi;
  • Được hưởng hoa hồng từ thành viên lĩnh họ.

Cơ sở pháp lý: Điều 17 Nghị định 19/2019/NĐ-CP.

Về nghĩa vụ: Chủ họ có các nghĩa vụ sau:

  • Thông báo cho các thành viên về nơi cư trú mới trong trường hợp có sự thay đổi;
  • Thông báo đầy đủ về số lượng dây họ; phần họ, kỳ mở họ; số lượng thành viên của từng dây họ mà mình đang làm chủ họ cho người muốn gia nhập dây họ;
  • Giao các phần họ cho thành viên lĩnh họ tại mỗi kỳ mở họ;
  • Nộp thay phần họ của thành viên nếu đến kỳ mở họ mà có thành viên không góp phần họ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
  • Để các thành viên xem, sao chụp sổ họ và cung cấp các thông tin liên quan đến dây họ khi có yêu cầu;
  • Gửi thông báo theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Nghị định 19/2019/NĐ-CP;
  • Các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều 12 và Điều 13 của Nghị định 19/2019/NĐ-CP;
  • Các nghĩa vụ khác theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Cơ sở pháp lý: Điều 18 Nghị định 19/2019/NĐ-CP.

Đòi tiền đóng hụi từ ai nếu chủ hụi chết?

Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như sau:

  • Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
  • Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.

Như vậy, nếu chủ hụi có để lại di sản cho những người thừa kế thì những người này có trách nhiệm trả tiền hụi cho thành viên trong phạm vi di sản mà họ nhận được.

Thứ tự ưu tiên thanh toán tiền hụi trong di sản thừa kế

Thứ tự ưu tiên thanh toán được quy định tại Điều 658 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

  • Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng.
  • Tiền cấp dưỡng còn thiếu.
  • Chi phí cho việc bảo quản di sản.
  • Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ.
  • Tiền công lao động.
  • Tiền bồi thường thiệt hại.
  • Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước.
  • Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân.
  • Tiền phạt.
  • Các chi phí khác.

Tiền hụi được xem là khoản nợ mà chủ hụi đã chết cần trả cho thành viên. Như vậy, sau khi thanh toán các khoản bao gồm chi phí hợp lý cho việc mai táng; tiền cấp dưỡng còn thiếu; chi phí cho việc bảo quản di sản; tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ; tiền công lao động; tiền bồi thường thiệt hại; thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước thì tiền hụi sẽ được người nhận thừa kế thanh toán cho thành viên.

>>> Tham khảo thêm: Dịch vụ luật sư tư vấn thừa kế

Khởi kiện yêu cầu người nhận thừa kế giao tiền đóng hụi

Hồ sơ khởi kiện

Hồ sơ khởi kiện yêu cầu người nhận thừa kế giao tiền đóng hụi bao gồm:

  • Đơn khởi kiện đảm bảo các nội dung theo quy định tại khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015: Theo mẫu số 23-DS ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP;
  • Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp như văn bản thỏa thuận chơi hụi,…
  • Căn cước công dân, chứng minh nhân dân, hộ khẩu gia đình.

Cơ sở pháp lý: Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Mẫu đơn khởi kiện đòi tiền hụi

Mẫu đơn khởi kiện đòi tiền hụi

Thẩm quyền giải quyết

Khởi kiện đòi tiền hụi thuộc tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự được quy định tại khoản 3 Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Do đó, thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú.

Cơ sở pháp lý: điểm a Khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Tòa án có thẩm quyền giải quyết đòi hụi

Tòa án có thẩm quyền giải quyết đòi hụi

Trình tự giải quyết

Người yêu cầu nộp đơn khởi kiện trực tiếp tại Tòa án, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện:

  • Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện đối với trường hợp nhận đơn qua dịch vụ bưu chính trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn;
  • Trường hợp nhận đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.

Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
  • Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định;
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
  • Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Vụ án được thụ lý và giải quyết theo đúng trình tự pháp luật.

Cơ sở pháp lý: Điều 190, 191, 195, 197, 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

>>> Xem thêm: Thủ tục khởi kiện đòi tiền chơi hụi bị chủ hụi giật

Tư vấn đòi tiền hụi, chủ hụi giật hụi

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến việc đòi tiền hụi;
  • Hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ khởi kiện đòi tiền hụi;
  • Tư vấn, hướng dẫn về án phí, lệ phí tòa án, đơn yêu cầu thi hành án;
  • Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tham gia tố tụng tại tòa án;
  • Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hàng làm việc với các cơ quan có thẩm quyền.

>>> Xem thêm: Chơi hụi bị giật có kiện được không?

Khi chủ hụi chết, nếu chủ hụi có để lại di sản cho những người thừa kế thì những người này có trách nhiệm trả tiền hụi cho thành viên trong phạm vi di sản mà họ nhận được. Nếu có bất cứ vướng mắc nào cần Luật sư dân sự tư vấn giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900.633.716 để được tư vấn kịp thời và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!

Scores: 4.7 (30 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,933 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716